Đà Nẵng: Khách sạn có 2 người Anh mắc Covid-19 hết cách ly
29 du khách và 7 nhân viên của khách sạn Vanda (Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng) đã được trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly sau 14 ngày.
29 du khách này đến từ Đức, Hong Kong, Đài Loan và có cả Việt Nam, trong đó có một trẻ em.
Trong thời gian cách ly tại đây, khách được phục vụ ăn uống, miễn phí theo quy định của UBND TP Đà Nẵng. Khách ở phòng nào, cách ly tại phòng đó và được nhân viên khách sạn phục vụ tận nơi.

Nhấn để phóng to ảnh
UBND quận Hải Châu trao giấy chứng nhận hết thời gian cách ly cho du khách và nhân viên tại khách sạn Vanda, - nơi có 2 người Anh mắc Covid-19
Bà Zheng Lei Wen (du khách đến từ Hong Kong) cho biết, bà có đứa con nhỏ, trong những ngày cách ly tại đây mẹ con bà được nhân viên khách sạn chăm sóc chu đáo, cung cấp đầy đủ mọi tiện nghi như tivi, internet và bữa ăn luôn đúng giờ với các món ăn hợp khẩu vị. Đặc biệt, con nhỏ của bà được cho ăn cháo và cũng rất thoải mái trong thời gian cách ly.
Sau khi nhận giấy chứng nhận hoàn thành cách ly, những du khách này đã lên xe ra sân bay để về nhà. Trước khi đi, những du khách này gửi lời cảm ơn đến khách sạn Vanda trong thời gian họ cách ly tại đây.

Nhấn để phóng to ảnh
29 du khách bị cách ly trong đợt này đến từ Đức, Hong Kong, Đài Loan và có cả Việt Nam
Ông Nguyễn Đức Cương, Tổng quản lý khách sạn Vanda cho biết, sự việc xảy ra lần này là bất khả kháng đối với khách sạn. Khi sự việc xảy ra, khách sạn đã bình tĩnh xử lý, trấn an, giải thích cho khách hiểu.
“Họ đã nhận thức được nên hết sức bình thản đón nhận sự việc và phối hợp tốt với chúng tôi. Họ cho rằng rất may mắn vì dù cách ly nhưng được ở trong khách sạn, điều kiện tốt, được phục vụ ăn uống miễn phí và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Họ hoàn toàn hài lòng”, ông Cương nói.
Ông Cương cũng cho biết, khách sạn xác định đây là một thiệt thòi của khách, là điều họ không mong muốn. Vì vậy, khách sạn đã thể hiện sự quan tâm chu đáo bằng hành động hàng ngày đối với khách.
“Họ đến với Đà Nẵng lần này là một chuyến du lịch nhưng điều họ không mong muốn là phải ở thêm 14 ngày nữa. Chúng tôi đã làm những việc rất nhỏ nhưng ý nghĩa như tổ chức sinh nhật, các hoạt động ngoại khóa tạo sự gắn kết để khách cảm thấy 14 ngày trôi nhanh. Đến thời điểm này, họ cảm thấy hoàn toàn hài lòng và cảm thấy thời gian nhanh hơn so với dự kiến ban đầu”, ông Cương nói thêm.

Nhấn để phóng to ảnh
Du khách cảm ơn khách sạn đã chăm sóc họ trong thời gian qua
Theo ông Cương, sau khi du khách rời khỏi khách sạn, khách sạn sẽ tiếp hành phun thuốc khử trùng và bắt đầu hoạt động trở lại bình thường.

Nhấn để phóng to ảnh
Sau khi nhận giấy chứng nhận hết thời gian cách ly, những du khách này đi luôn ra sân bay để về nước

Nhấn để phóng to ảnh
Tạm biết và hẹn gặp lại

Nhấn để phóng to ảnh
Sau khi du khách rời đi, khách sạn Vanda đã tiến hành phun thuốc khử khuẩn để hoạt động trở lại
Quảng Nam: đẩy mạnh các biện pháp ứng phó với Covid-19
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, việc rà soát nhằm phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và cách ly các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam đang lưu trú tại thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn kể từ ngày 7/3; cung cấp danh sách cho Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

Nhấn để phóng to ảnh
Khách nước ngoài đã hết thời hạn cách ly 14 ngày và rời khỏi Hội An ngày 20/3
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh rà soát lại từng trường hợp cụ thể để tiến hành lấy mẫu, cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo quy định đối với người nhập cảnh từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam - yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện hàng loạt biện pháp cấp bách ứng phó dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, hiện nay lượng khách nước ngoài trên địa bàn tỉnh chủ yếu đi du lịch từ trước, du khách chuyển từ địa phương này đến địa phương khác làm tăng nguy cơ xâm nhập dịch bệnh và khả năng lây lan cao, các ngành và địa phương chủ động ứng phó, lưu ý lực lượng lao động ở Lào và người Việt Nam tại Lào về nước qua cửa khẩu.
Các địa phương tổng rà soát danh sách người lao động của địa phương đang lao động, học tập và làm việc tại nước ngoài, đề nghị gia đình có thân nhân ở nước ngoài liên hệ, nắm tình hình và thông báo kế hoạch về nước của con em mình để chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó, tổ chức cách ly kịp thời theo đúng quy định.
Đồng thời, triển khai phương châm “4 tại chỗ”, khẩn trương thành lập ngay khu cách ly tập trung ngoài trung tâm y tế có từ 30 giường trở lên trên cơ sở sử dụng tối đa các trường học, công sở theo các phương án từ thấp đến cao, đảm bảo y tế, hậu cần và quản lý.
Ngoài ra, các sở ngành, đơn vị có liên quan thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh cho cộng đồng; tiếp tục tiêu độc, khử trùng, phong tỏa các cơ sở lưu trú có khách dương tính theo đúng quy định; tiếp tục thực hiện truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để kịp thời thông tin đến người dân chủ động phòng chống dịch bệnh.
Trong ngày 21/3, ngành y tế tỉnh Quảng Nam đã giám sát và lấy 37 mẫu bệnh phẩm gởi xét nghiệm. Tính đến nay đã có tổng cộng 315 mẫu âm tính với Covid-19 và 66 mẫu đang chờ kết quả.
Trước đó ngày 20/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Nam Giang tiếp nhận và đưa vào cách ly tập trung 9 công dân người Mông trú tại huyện Phong Thổ, Lai Châu do phía nước bạn Lào bàn giao cho Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam đang thực hiện cách ly 138 người, tất cả các trường hợp trên tình trạng sức khỏe bình thường.
Khánh Hồng - Công Bính/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.