Những điều cần biết trước khi xét nghiệm sinh thiết
Trước và sau khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết, bạn cần nắm được một vài lưu ý để quá trình thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất.
Sinh thiết là gì?
Sinh thiết là một xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô hoặc tế bào nhỏ từ một khu vực trên cơ thể nghi bị ung thư, nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm các tế bào gây hại cho sức khỏe.
Chuẩn bị trước khi sinh thiết
Bác sĩ sẽ thông báo nếu có bất cứ điều gì bạn cần làm hoặc không nên làm trước khi sinh thiết. Ví dụ, việc cần phải ngừng dùng các loại thuốc, không ăn hoặc uống trong một số giờ trước đó.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh thiết
Khu vực thực hiện thủ thuật có thể bị đau hoặc khó chịu trong vài ngày, bác sĩ có thể cho bạn thuốc giảm đau nếu thực sự cần.
Bạn cần giữ tinh thần thoải mái sau sinh thiết và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian đeo băng hoặc chăm sóc vết thương.
Thời gian nhận kết quả
Với một số loại sinh thiết, bác sĩ có thể xét nghiệm mẫu ngay để có kết quả nhanh chóng. Trường hợp khác, kết quả sẽ có trong một vài ngày.
Loại sinh thiết kim
![]() |
Với loại sinh thiết này, bác sĩ sử dụng kim để lấy một chút mô từ khu vực có thể có vấn đề. Các bác sĩ thường khuyến nghị phương pháp này để kiểm tra các mô từ vú, hạch bạch huyết, tuyến giáp hoặc tinh hoàn.
Phương pháp này được thực hiện thường mất chưa đến một giờ. Bác sĩ sẽ làm sạch và gây tê khu vực cần sinh thiết, sau đó sử dụng sóng siêu âm hoặc một loại hình ảnh quét khác để giúp hướng kim đến vị trí có thể hút mô ra. Sau đó, khu vực bị kim đâm vào sẽ được băng kín, có thể sẽ hơi đau và xuất hiện bầm tím.
Loại sinh thiết da
![]() |
Quy trình này kiểm tra nốt ruồi, sự phát triển, phát ban hoặc tổn thương trên da của bạn. Nó thường được sử dụng để kiểm tra các bệnh ung thư da. Nếu khu vực này chỉ nằm trên bề mặt da của bạn, bác sĩ sẽ dùng dao cạo để cạo đi một phần mẫu nhỏ. Nghiêm trọng hơn có thể cần thủ thuật gọi là sinh thiết lỗ. Cùng với đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ tròn để lấy mẫu xét nghiệm.
Khu vực này sẽ được làm sạch và gây tê bằng thuốc. Bạn có thể có cảm giác kim châm hoặc bỏng rát. Vị trí đó có thể bị đỏ, nhưng nó sẽ không đau. Bạn có thể thoa thuốc mỡ lên vùng da đó để giữ ẩm và ngăn ngừa sẹo hoặc nhiễm trùng.
Loại sinh thiết chỉ định
Loại này chủ yếu được sử dụng để kiểm tra các khu vực liên quan đến da, vú, hạch bạch huyết hoặc cơ. Sinh thiết cắt bỏ lấy toàn bộ polyp hoặc một vùng da lớn. Sinh thiết vết mổ lấy một vùng da sâu nhưng nhỏ hơn.
Ví dụ: Nếu bác sĩ cho rằng, bạn bị u ác tính, họ có thể lấy toàn bộ khối u da bằng sinh thiết cắt bỏ, trong khi sinh thiết vết mổ chỉ lấy một phần khối u.
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước lấy mẫu, bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê. Sau đó, họ sẽ dùng một con dao nhỏ để lấy mẫu và có thể cần phải khâu lại sau đó. Sau khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy hơi đau hoặc chảy một ít máu. Nếu bị đau dữ dội hoặc chảy nhiều máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Loại sinh thiết nội soi
Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng có đèn và camera ở cuối gọi là ống nội soi. Ống nội soi được qua miệng, trực tràng hoặc đường tiết niệu hoặc qua một vết cắt nhỏ trên da của bạn. Camera sẽ dẫn đến mô cần kiểm tra. Đây thường là một thủ thuật an toàn, nhưng vẫn có một số ít rủi ro về rách mô, nhiễm trùng hoặc chảy máu.
Loại sinh thiết phẫu thuật
Loại sinh thiết này được thực hiện nếu bác sĩ yêu cầu lấy ra một vùng mô lớn, khối u hoặc hạch bạch huyết để xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ tạo một vết cắt nhỏ, sau đó sử dụng phương pháp sinh thiết phẫu thuật nội soi.
HỒNG NHẬT (THEO WEBMD)/Báo Lao Động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.