10 triệu chứng hoàn toàn bình thường trong thời kỳ kinh nguyệt
Do thay đổi nội tiết tố trước và trong thời gian kinh nguyệt, phụ nữ thường thay đổi tâm trạng, đau lưng, đau bụng và nhiều vấn đề khác.
Đau, tức vú: Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thấy vú căng và đau hoặc sưng ở ngực. Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố và tiết progesterone trong thời kỳ kinh nguyệt. Để giảm đau, Dùng một miếng gạc lạnh trên ngực để giảm sưng và đau. Xoa bóp ngực nhẹ nhàng bằng dầu ôliu hoặc dầu dừa ấm cũng sẽ giúp ích cho bạn.
Mụn trứng cá và nổi mụn trên da rất phổ biến trong thời gian kinh nguyệt do có sự gia tăng hormone giới tính và androgen trong cơ thể. Nó làm cho các tuyến dầu của da hoạt động quá mức, làm cho các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Giữ vệ sinh sạch, mụn sẽ nhanh biến mất.
Phù nề: Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và sự gia tăng estrogen trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây tích tụ nhiều chất lỏng trong các mô cơ thể, dẫn đến việc giữ nước, chủ yếu ở bàn chân, chân, dạ dày và ngực. Bạn cũng có thể ngâm mình với muối Epsom và thư giãn trong 15 đến 20 phút mỗi ngày.
Đầy hơi: Đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt khá phổ biến. Bạn nên uống nhiều nước hơn để giảm đầy hơi, các loại trà thảo dược như hoa cúc, gừng, thì là hoặc trà xanh rất tốt. Ngoài ra, giảm lượng muối, tinh bột, đường và carbohydrate tinh chế trong chu kỳ của bạn.
Cục máu đông: Nhiều phụ nữ nhận thấy những cục máu nhỏ trong kinh nguyệt của họ. Những cục máu đông thường là bình thường, nó có màu đỏ tươi, đỏ đậm, nâu hoặc thậm chí đen. Hãy đặt một miếng gạc ấm lên vùng bụng dưới của bạn từ 10 đến 15 phút, vài lần mỗi ngày sẽ cải thiện lưu lượng máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tuy nhiên, nếu cục máu đông lớn và nhiều, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa.
Máu nâu: Lượng máu màu nâu trong thời kỳ kinh nguyệt có thể khiến mọi người lo lắng, nhưng nó hầu như vô hại. Lưu lượng máu nâu là do quá trình oxy hóa xảy ra khi máu ở trong buồng trứng trong một thời gian dài hơn và màu sắc chuyển sang màu nâu.
Buồn nôn và nôn mửa: Nhiều phụ nữ bị buồn nôn trong thời kỳ kinh nguyệt và một số người thực sự bị nôn mửa. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể làm cho bạn yếu và mệt mỏi. Buồn nôn và nôn xảy ra do sản xuất prostaglandin trong chu kỳ kinh nguyệt. Điều này làm cho thành tử cung co lại, dẫn đến buồn nôn.
Tiêu chảy: Trong vài ngày đầu của một chu kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ bị tiêu chảy. Điều này hoàn toàn tự nhiên và không gây hại gì cả. Nó là do thay đổi nội tiết tố. Khi kinh nguyệt bắt đầu, cơ thể giải phóng hóa chất gọi là prostaglandin. Prostaglandin cao hơn gây ra nhiều cơn co thắt hơn và dẫn đến các triệu chứng giống như tiêu chảy.
Tăng nhiệt độ cơ thể: Trong thời gian kinh nguyệt, điều này là bình thường. Nhiệt độ cơ thể trở nên cao hơn do sự biến động hormone trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Trong thực tế, nhiệt độ cơ thể tăng ngay sau khi rụng trứng và tiếp tục duy trì trong vài ngày.
Nhức đầu: Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa đau đầu và thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến các hóa chất liên quan đến đau đầu trong não, gây đau đầu. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu báo rước hoặc trong chu kỳ của họ.
Theo CTV Vi Linh/VOV.VN (Nguồn Top 10 Home Remedies)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.