5 dấu hiệu tưởng vô hại nhưng lại là tín hiệu ung thư ruột phát triển
Khi ruột có vấn đề, nó không biểu hiện rõ ràng ngay lập tức mà chỉ có một số triệu chứng trông có vẻ bình thường, điều đó vô tình khiến việc phát hiện sớm ung thư bị trễ.
Dấu hiệu cho thấy ruột đang có vấn đề

Nhấn để phóng to ảnh
1. Tần suất xì hơi tăng
Xì hơi là triệu chứng sinh lý bình thường, nó không có mùi hoặc không phát ra âm thanh mạnh và mọi người có thể xì hơi chục lần mỗi ngày. Tuy nhiên, khi môi trường trong đường ruột thay đổi, đặc biệt là có khối u thì nó sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn bên trong, dẫn đến tần suất xì hơi liên tục tăng lên và mùi rất hôi.
2. Tần suất đại tiện tăng
Trong trường hợp bình thường, mỗi người có thể đi đại tiện 1 – 3 lần mỗi ngày. Thế nhưng khi có tổn thương đường ruột, thói quen đại tiện sẽ thay đổi nhiều. Ung thư ruột trong giai đoạn sớm sẽ khiến cho tần suất đại tiện tăng lên nhiều lần, tiêu chảy và táo bón xen kẽ với nhau. Khi thấy phân có máu hoặc phân đen xuất hiện thì nó báo hiệu tình trạng đã rất nghiêm trọng.
3. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Khi bệnh lý đường ruột xảy ra, chức năng hấp thụ của ruột sẽ bị giảm. Cho dù ăn bao nhiêu thức ăn dinh dưỡng, khả năng hấp thụ dần đều kém đi, dẫn tới việc sụt cân rất nhanh. Ngoài ra, khi tế bào ung thư phát triển trong ruột, chúng sẽ cạnh tranh với các tế bào bình thường để lấy chất dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng và giảm cân.
4. Đau bụng
Khi một khối u xảy ra trong ruột, nó sẽ chiếm một phần không gian bên trong và cơn đau tập trung ở vùng bụng dưới. Nếu cơn đau bụng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, điều đó có nghĩa là khối u trở nên nghiêm trọng và bạn cần đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
5. Đau hậu môn
Nếu khối u phát triển ở trực tràng gần hậu môn, bệnh nhân thường bị đau ở hậu môn, bị đầy hơi, việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Làm thế nào để phòng bệnh đường ruột?

Nhấn để phóng to ảnh
1. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Hầu hết chế độ ăn uống hiện nay của mọi người đều chứa nhiều chất béo mà lại ít chất xơ. Ăn nhiều chất béo là nguyên nhân gây ra ung thư đại trực tràng, bởi nó sẽ thúc đẩy ruột tiết ra một lượng lớn axit, gây kích ứng và tổn thương niêm mạc ruột, về lâu dài sẽ dẫn tới ung thư.
Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều chất xơ như ngũ cốc thô, rau củ, trái cây… sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ thô cũng có thể làm giảm thời gian tồn động của phân trong cơ thể, giảm sự tiếp xúc giữa các chất có hại và ruột.
2. Duy trì tập thể dục vừa phải
Lợi ích của việc tập thể dục không chỉ bao gồm ngăn ngừa ung thư ruột mà tốt cho rất nhiều cơ quan khác. Việc vận động sẽ giúp điều chỉnh chức năng vận động và bài tiết của đường ruột, rút ngắn thời gian thức ăn ở lại trong ruột, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và cải thiện khả năng miễn dịch.
3. Phòng ngừa
Tích cực phòng ngừa và điều trị các bệnh đường ruột khác nhau như viêm ruột mạn tính, polyp ruột và bệnh lỵ mãn tính. Một phát hiện là polyp ruột, dù là lành tính hay ác tính, chúng phải được phẫu thuật cắt bỏ để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.