ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

5 loại trà tốt nhất cho người bị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, giảm stress và uống thuốc. Những liệu một số loại thảo dược và trà thảo dược có giúp làm giảm các triệu chứng không?

28/01/2018 08:12

Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, giảm stress và uống thuốc. Những liệu một số loại thảo dược và trà thảo dược có giúp làm giảm các triệu chứng không?

Dưới đây là những loại trà tốt nhất cho người bị IBS, và lợi ích của chúng.

Có rất nhiều loại trà giúp làm dịu các triệu chứng của IBS. Bao gồm:

Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể giúp ích trong điều trị các triệu chứng IBS.
Trà bạc hà có thể giúp ích trong điều trị các triệu chứng IBS.

Một nghiên cứu cho thấy rằng bạc hà làm giảm mức độ đau ở những người có IBS so với giả dược.

Bạc hà không được khuyến nghị sử dụng cho những người bị thoát vị lỗ thực quản, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc các vấn đề về túi mật. Ợ nóng không phải là phản ứng phụ hiếm gặp.

Tinh dầu bạc hà cũng đã được nghiên cứu như một thuốc điều trị cho IBS. Tinh dầu có thể được hít qua dụng cụ khuếch tán hoặc được bôi lên da sau khi pha loãng với dầu tá dược.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia hương liệu trước khi có ý định uống tinh dầu. Một bài viết trên tờ American Family Physician đã cảnh báo liều tinh dầu bạc hà rất cao có thể rất nguy hiểm và thậm chí dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, nguy cơ của việc uống trà bạc hà là rất thấp và lợi ích có thể rất đáng kể. Một số nghiên cứu cho thấy trà bạc hà làm giảm co thắt ở đường ruột và giúp gan giải độc cho cơ thể.

Nghệ

Nghệ là một loại thảo dược khác đã được nghiên cứu ở những người bị IBS.

Trong một nghiên cứu được công bố năm 2005, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của viên tinh chất nghệ đối với triệu chứng IBS ở người lớn. Những người tham gia uống 1 đến 2 viên mỗi ngày trong 8 tuần.

Kết thúc nghiên cứu, kết quả cho thấy chất chiết xuất ​​nghệ làm giảm đau bụng. Nói chung, khoảng 2/3 số người nhận được chiết xuất nghệ có cải thiện triệu chứng.

Kể từ đó, đã có thêm các nghiên cứu về tác động của nghệ đối với viêm trong ruột. Mặc dù chưa được thử nghiệm trên người, nghiên cứu đã cho kết quả tích cực đối với các triệu chứng IBS.

Ăn nghệ có nguy cơ tương đối ít và được biết là giảm viêm và hoạt động như một chất chống oxy hoá, cả hai đều mang lại những lợi ích sức khỏe cho người bị IBS.

Trà nghệ đã được bán ở dạng túi trà đóng gói sẵn hoặc có thể được chế biến ở nhà bằng xay hoặc thái lát củ nghệ.

Nghệ cũng có thể được trộn với sả và quế để tăng hương vị.

Một số nhà khoa học báo cáo rằng chất curcumin, thành phần hoạt chất trong nghệ, có thể tác động đến lượng đường trong máu, vì vậy điều đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường là phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Những người có bệnh túi mật cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống nghệ. Nghệ có thể làm trào ngược a xít trầm trọng thêm và gây khó chịu cho dạ dày. Một mối quan tâm khác là tác động của nghệ đối với đông máu.

Gừng

Gừng có thể giúp cho người bị rối loạn tiêu hoá.

Mọi người thường ăn gừng để điều trị các triệu chứng liên quan rối loạn tiêu hóa. Gừng cũng là vị thuốc thường được sử dụng trong Đông y.

Tuy nhiên, còn chưa có các nghiên cứu khoa học về hiệu quả của gừng đối với IBS. Người ta tin rằng chiết xuất gừng có thể giúp giảm viêm, làm vững mạnh lớp niêm mạc dạ dày, và thúc đẩy nhu động ruột.

Có thể chế trà gừng bằng túi trà đóng sẵn. Cũng có những công thức cho gừng tươi hoặc gừng khô, chẳng hạn như trà gừng mật ong và trà gừng nghệ.

Thì là

Thì là hữu ích cho người bị IBS vì nó có thể giúp thư giãn cơ đường ruột và giảm hơi. Thì là có hương vị ngọt giống như hoa hồi.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động kết hợp của curcumin và tinh dầu thì là đối với triệu chứng IBS ở 121 người. Sau 30 ngày, những người uống curcumin kết hợp với thì là đã giảm mức độ triệu chứng và có điểm số đánh giá chất lượng sống cao hơn đáng kể so với những người nhận được giả dược.

Cần nghiên cứu thêm để biết liệu trà thì là có giúp làm giảm các triệu chứng hay không. Trà thì là có thể mua ở dạng túi trà đóng gói sẵn hoặc tự pha tại nhà.

Trà thì là không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai, và nó có thể tương tác với một số thuốc.

Hoa cúc

Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược phổ biến. Một số người tin rằng nó giúp thư giãn nhưng không có nhiều nghiên cứu xác nhận điều này.

Một số người chọn trà hoa cúc để giảm bớt kích ứng dạ dày. Trà hoa cúc có thể mang lại lợi ích cho những người bị IBS vì các triệu chứng tiêu hóa có thể liên quan đến stress.

Cẩm Tú/Dân Trí

Theo MNT


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị

08:09 , 30/04/2025

Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

08:00 , 30/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

21:00 , 29/04/2025

Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

09:44 , 29/04/2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

09:10 , 27/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.