6 dấu hiệu bất thường báo bệnh tim
Trái tim, một phần không thể thiếu của cuộc sống, nằm trong một khoang bảo vệ là lồng ngực, sẽ thầm lặng thực hiện công việc của mình mà không có bất kỳ dấu hiệu bên ngoài cho người chủ.

Ở phương Tây, nơi 1/4 dân số chết vì bệnh tim mạch, nói bao nhiêu cũng chưa đủ về tầm quan trọng của việc giữ cho trái tim làm tốt công việc của mình. Đáng buồn thay, dấu hiệu đầu tiên để nhiều người biết trái tim của mình có điều không ổn lại là cơn đau tim.
Mặc dù bạn không thể nhìn thấy trái tim mình đập trong ngực – nếu không có công nghệ hình ảnh chuyên khoa _ song ít nhất vẫn có những dấu hiệu bên ngoài chỉ ra nếu có điều gì không ổn, trước khi bạn bị một ‘tai biến tim mạch” làm thay đổi cuộc sống.
1. Nếp hằn trên dái tai
Một trong những chỉ báo bên ngoài như vậy là nếp hằn chéo trên dái tai - được gọi là dấu Frank, theo tên của Sanders Frank, một bác sĩ người Mỹ đã mô tả dấu hiệu này lần đầu tiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa nếp hằn nhìn thấy trên dái tai và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, một căn bệnh khiến các mảng bám tích tụ bên trong động mạch.
Hơn 40 nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa đặc điểm này của tai và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Chưa rõ nguyên nhân của mối liên quan này là gì, nhưng một số người cho rằng nó có chung nguồn gốc phôi thai. Gần đây nhất, người ta cũng thấy rằng những nếp hằn này liên quan đến bệnh mạch máu não - bệnh của các mạch máu trong não.
2. Nốt u mỡ
Một chỉ báo bên ngoài khác của các vấn đề về tim là những nốt u mỡ màu vàng – trên lâm sàng gọi là "xanthomas" (u vàng) - có thể xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, mông hoặc mí mắt. Bản thân những nốt này là vô hại, nhưng chúng có thể là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn.
U vàng hay gặp nhất ở những người bị một căn bệnh di truyền gọi là tăng cholesterol máu gia đình. Những người bị tình trạng này có mức cholesterol HDL đặc biệt cao - gọi là "cholesterol xấu". Mức cholesterol này cao đến nỗi chúng lắng đọng trong da. Thật không may là những lắng đọng mỡ này cũng xảy ra trong các động mạch cung cấp máu cho tim.
Cơ chế khiến mỡ lắng đọng trong các mô đã được tìm hiểu và nó giữ một vị trí mang tính biểu tượng trong y học vì đưa đến sự phát triển của một nhóm thuốc bom tấn làm giảm cholesterol: nhóm statin.
3. Ngón tay dùi trống
Một hiện tượng gọi là ngón tay dùi trống cũng có thể là dấu hiệu cho thấy mọi chuyện không tốt với tim của bạn. Đầu ngón tay bị thay đổi hình dạng, trở nên dày hơn và to hơn, do mô sinh ra nhiều hơn. Sự thay đổi thường không đau và xảy ra trên cả hai bàn tay.
Lý do của sự thay đổi này cho thấy những vấn đề về tim vì máu giàu ôxy không đến được các ngón tay một cách phù hợp và do đó các tế bào tạo ra một "yếu tố" thúc đẩy tăng trưởng để cố gắng khắc phục vấn đề.
Ngón tay dùi trống là triệu chứng y học được biết đến lâu đời nhất. Nó lần đầu tiên được Hippocrates mô tả từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Đây là lý do tại sao ngón tay dùi trống đôi khi được gọi là ngón tay Hippocrates.

4. Vòng tròn xung quanh mống mắt
Mỡ lắng đọng cũng có thể được nhìn thấy trong mắt, dưới dạng một vòng tròn màu xám xung quanh bên ngoài mống mắt (phần lòng đen của mắt). Dấu hiệu này được gọi là "arcus senilis" (cung già), bắt đầu ở phía trên và dưới của mống mắt trước khi tiến triển để tạo thành một vòng tròn hoàn chỉnh. Nó không ảnh hưởng đến thị lực.
Khoảng 45% số người trên 40 tuổi có quầng mỡ này xung quanh mống mắt, tăng lên khoảng 70% ở người trên 60 tuổi. Sự hiện diện của vòng mỡ này được chứng minh là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch vành.
5. Bệnh nha chu và rụng răng
Tình trạng sức khỏe răng miệng cũng có thể là một yếu tố dự báo tình trạng sức khỏe tim mạch. Miệng chúng ta chứa đầy vi khuẩn, cả tốt và xấu. Vi khuẩn "xấu" có thể xâm nhập vào máu từ miệng và gây viêm trong mạch máu, có thể dẫn đến bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mất răng và viêm nướu răng (viêm nha chu) là dấu hiệu của bệnh tim.
6. Môi xanh tím
Một chỉ báo sức khỏe khác từ miệng là màu môi. Môi thường có màu đỏ, nhưng chúng có thể có màu xanh tím ở những người có vấn đề về tim, do hệ tim mạch không cung cấp đủ máu giàu ôxy cho các mô.
Tất nhiên, môi bạn cũng có thể tím xanh nếu bị cực kỳ lạnh hoặc ở vùng núi cao. Trong trường hợp này, môi màu xanh chỉ là do thiếu oxy tạm thời và sẽ giải quyết khá nhanh.
Trong thực tế, năm triệu chứng khác - được đề cập ở trên - cũng có thể có một nguyên nhân lành tính. Nhưng nếu lo lắng hoặc nghi ngờ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để có ý kiến chuyên gia.
Cẩm Tú/Dân Trí
Theo CNN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.