ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ai có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn bệnh viện?

Chuyên gia nhiễm khuẩn - BS Nguyễn Việt Hùng: Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh thiếu tháng là đối tượng dễ nhiễm khuẩn và tỉ lệ tử vong cao.

24/11/2017 08:14
Sau sự cố y khoa khiến 4 trẻ sơ sinh bị tử vong tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, cụm từ “nhiễm khuẩn bệnh viện” được dư luận đặc biệt quan tâm và lo lắng mình có trong nhóm nguy cơ bị nhiễm khuẩn bệnh viện hay không?

Trả lời phóng viên VOV.VN, BS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một vấn đề nan giải, là thách thức của ngành y tế Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện ở nước ta hiện nay, đặc biệt những đơn vị hồi sức tích cực, đơn vị có phẫu thuật, theo khảo sát chung của quốc gia là khoảng 8%,. Đây cũng là tỷ lệ cao so với các nước trong khu vực. Đối với các nước phát triển, tỉ lệ này dưới 5%.

Nhiễm khuẩn bệnh viện từ đâu mà có?

Theo BS Hùng, trẻ sơ sinh là đối tượng nhiễm khuẩn cao nhất. Đặc biệt, khi mắc nhiễm khuẩn, trẻ sơ sinh nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 50% do hệ thống miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, các nhân viên y tế làm trong các khoa sơ sinh nói chung và hồi sức sơ sinh nói riêng rất bị áp lực. Hơn nữa, các bác sĩ phải làm nhiều thủ thuật với trẻ để cứu chữa nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào càng cao, trẻ dễ bị nhiễm trùng huyết, đa phủ tạng, suy đa phủ tạng và tử vong.

ai co nguy co cao bi nhiem khuan benh vien hinh 1
BS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai
BS Nguyễn Việt Hùng nói: “Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế đã tốt nhưng vẫn cần sự hợp tác từ phía người nhà vì chỉ cần một sơ suất nhỏ như không rửa tay thì lồng ấp, giường bệnh bị nhiễm khuẩn. Để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, việc đầu tiên phải giảm được lượng vi khuẩn định cư ngoài môi trường, từ đó giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể người bệnh.

BS Hùng nêu rõ, vi khuẩn trước khi vào cơ thể gây nhiễm khuẩn sẽ nằm ngay chính trên cơ thể các trẻ chứ không phải trong không khí hay luồng gió. Vì vậy, việc phòng ngừa phải được thực hiện từ trước khi bước vào buồng bệnh chứ không phải khi làm thủ thuật mới vô khuẩn.

“Trong không khí luôn tồn tại vi khuẩn, nhưng chúng thường không gây bệnh. Vi khuẩn này sẽ thường trú trên cơ thể trẻ. Khi có can thiệp thủ thuật, sẽ mở đường cho vi khuẩn vào trong cơ thể gây ra nhiễm khuẩn. Người có hệ miễn dịch bị suy giảm, can thiệp thủ thuật, mổ xẻ… là đối tượng dễ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Trẻ mắc bệnh nặng phải can thiệp nhiều, nguy cơ nhiễm khuẩn cũng tăng lên. Một minh chứng rất cụ thể là dịch sởi ở nước ta năm 2014 đã khiến hơn 100 trẻ em tử vong. Nguyên nhân lớn là do kiểm soát nhiễm khuẩn chưa tốt khiến bệnh nhi bị lây chéo bệnh. Nếu không có tình trạng quá tải ở tuyến trên, cộng với việc kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, đã không xảy ra nỗi đau lớn cho ngành trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn”, BS Nguyễn Việt Hùng nói.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Chia sẻ them về vấn đề này từ trường hợp các trẻ sơ sinh từ BV Sản nhi Bắc Ninh được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa nhi, BV Bạch Mai nhấn mạnh: Vi khuẩn bệnh viện dễ nhờn kháng sinh. Các vi khuẩn chia làm hai nhóm là: cộng đồng và bệnh viện. Trong đó, vi khuẩn bệnh viện thường độc vì sống trong môi trường bệnh viện.

ai co nguy co cao bi nhiem khuan benh vien hinh 2
Trẻ sinh non được chuyển từ BV Sản nhi Bắc Ninh đến BV Bạch Mai được chăm sóc đặc biệt.
BS Dũng dẫn một trường hợp cụ thể đó là bé Đỗ Bảo L. được chuyển từ bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh lên Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiễm trùng nặng, tổn thương rất nhiều cơ quan, cơ quan đầu tiên đó là phổi.

Khi trẻ được đưa vào khoa Nhi của Bệnh viện, các bác sĩ cho trẻ thở máy với nồng độ oxy cao. Tình trạng sốc nhiễm khuẩn của trẻ rất nặng nên các bác sĩ phải theo dõi huyết áp động mạch và các đấu hiệu sinh tồn rất chặt chẽ. Trẻ nhiễm trùng huyết nặng, tổn thương ở phổi, tim, gan, não. Sáng 22/11, các bác sĩ khoa Nhi đã tìm thấy vi khuẩn trong máu trẻ.

Đứa trẻ này sẽ được các bác sĩ tại khoa sử dụng kháng sinh phối hợp các công nghệ mới và hiện đại nhất để khống chế nhiễm trùng, bệnh nhân mới có tiến triển. Sau đó là chuyện ăn uống. Cơ thể trẻ phải khỏe, dinh dưỡng, kết hợp với thuốc, máy móc, chăm sóc… tốt mới khống chế được nhiễm trùng.

Khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn, BS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, trách nhiệm thuộc về người quản lý vì liên quan tới các quy chuẩn về vô khuẩn, chăm sóc bệnh nhân còn nhân viên y tế chỉ là lỗi hành vi. Hiện nay, chúng ta đã xây dựng được các quy chuẩn đó. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện kể cả khi chúng ta vô khuẩn tốt.

Theo BS Hùng, hiện nay tỷ lệ rửa tay của Việt Nam còn thấp, chỉ đạt 50% trong khi thế giới là 90%. Rất ít người có thói quen này và là một trong những lỗ hổng, cơ hội để vi khuẩn gây bệnh. Cuộc chiến giảm vi khuẩn phải trường kỳ và rất nhiều đối tượng cùng tham gia mới giải quyết được vấn đề. Nếu một người không tuân thủ tốt thì nguy cơ nhiễm khuẩn vẫn còn. Nếu bị nhiễm khuẩn, phun thuốc diệt khuẩn chỉ là biện pháp tạm thời chứ không phải là giải quyết tận gốc. Khi có con người vào môi trường đó, nhiễm khuẩn sẽ lại xuất hiện. Có thể nói, nhiễm khuẩn bệnh viện là thách thức đồng hành cùng thầy thuốc đặc biệt những thầy thuốc cấp cứu, phải làm các thủ thuật”./.

Thu Thủy – Hải Yến/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao

21:00 , 29/04/2025

Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

09:44 , 29/04/2025

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được

08:39 , 28/04/2025

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện

09:10 , 27/04/2025

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng

18:41 , 26/04/2025

Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ

18:16 , 26/04/2025

Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

16:15 , 26/04/2025

Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực

08:19 , 24/04/2025

Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

11:22 , 23/04/2025

Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID

11:19 , 23/04/2025

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.