ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%.

12/06/2019 15:41

Mùa hè - mùa viêm não

PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, trong số các ca viêm não, màng não nhập viện đã ghi nhận  nhiều bệnh nhi mắc Viêm não Nhật bản B.

Hiện tại đang có 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản điều trị tại viện. Tổng số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 20 ca, phần lớn là bệnh cảnh nặng nề.

 

Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt - 1

Sau một cơn sốt những tưởng sốt vi rút thông thường, bệnh nhi được chẩn đoán viêm màng não sau đó, phải trải qua quá trình điều vị nhiều tháng, nguy cơ để lại di chứng thần kinh.

Bệnh nhân thường các trẻ trước 15 tuổi, đặc biệt là 3-9 tuổi. Phần lớn trường hợp mắc viêm não Nhật Bản đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề, với khoảng 50% các ca mắc viêm não Nhật bản bị di chứng ở mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ.

PGS Điển cảnh báo, trong mùa dịch viêm não, viêm màng não từ tháng 5 đến tháng 9, nếu trẻ sốt liên quan đến tri giác lơ mơ li bì, kèm theo dấu hiệu co giật khu trú tay chân co cứng, dấu hiệu thần kinh, đau đầu nhiều cần nghĩ đến nguy cơ này để đến viện sớm. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.

Cảnh báo dấu hiệu sớm

Viêm não, màng não do vi rút, vi khuẩn không có dấu hiệu điển hình mà biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi.

Thường bệnh nhân có những triệu chứng giống với các bệnh viêm đường hô hấp khác như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn vọt hay có những trẻ cũng không biểu hiện những triệu chứng đó.

Vì thế, ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.

Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định. chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị.

Khi có những triệu chứng của viêm não, viêm màng não, việc khám lâm sàng không thể xác định được nguyên nhân do vi rút hay vi khuẩn mà buộc phải tiến hành chọc dịch não tủy để xác định nguyên nhân. Nếu bỏ qua chẩn đoán này rất nguy hiểm, bởi trẻ hoàn toàn có thể bị viêm màng não, viêm não do vi khuẩn. Với thể viêm não, màng não do vi khuẩn, chỉ sau một đến hai ngày bị viêm não, bệnh đã có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao. Nếu cứu được cũng sẽ để lại những di chứng nặng nề về thần kinh.

Vì thế, cha mẹ nên yên tâm cho con thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chọc thắt lưng lấy dịch não tuỷ (chọc dịch não tuỷ) xét nghiệm là một phương pháp đơn giản, hầu như không có biến chứng nhưng lại cho kết quả chính xác bệnh nhân bị viêm màng não do vi rút hay do vi khuẩn.

Nếu được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn.

Nhất là với viêm não Nhật Bản rất nguy hiểm. So với các thể viêm não khác, bệnh nhi viêm não Nhật Bản rất nguy kịch, nặng nề, nguy cơ để lại di chứng thần kinh sau này là khó tránh khỏi.

PGS Điển cũng cho biết, tâm lý e ngại tiêm vắc xin ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ. Để phòng viêm não Nhật Bản, trẻ cần được tiêm mũi 1 khi được 12 tháng tuổi; mũi hai sau mũi một 1-2 tuần; mũi ba cách mũi hai một năm. Cần lưu ý, phải tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ mới đạt 90 – 95%. Còn nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản khoảng 5 năm sau để cũng cố miễn dịch.

Hồng Hải/Dân Trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

08:25 , 16/05/2024

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

Hơn 120.000 người Việt Nam tử vong vì ung thư mỗi năm

08:15 , 16/05/2024

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu, căn bệnh ung thư khiến hơn 120.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm, là tỷ lệ cao so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để đấu thầu

10:13 , 15/05/2024

Bộ Y tế vừa công bố cấp mới, gia hạn hơn 500 biệt dược gốc, thuốc để đấu thầu, trong đó có 414 thuốc sản xuất trong nước đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 3 năm.

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

Những thực phẩm giúp phòng và cải thiện tình trạng thiếu máu

10:34 , 14/05/2024

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng bệnh và cải thiện tình trạng bệnh bằng những thực phẩm rất dễ tìm.

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và dịch vụ thẩm mỹ

10:24 , 14/05/2024

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh.

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

Chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng gần 5.600 tỷ đồng

08:56 , 13/05/2024

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tình hình sử dụng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong 4 tháng đầu năm 2024 của cả nước tăng cao bất thường so với cùng kỳ năm 2023.

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

Thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến

08:17 , 13/05/2024

Theo Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện trên 1.000 ca ghép tạng mỗi năm. Vấn đề đặt ra là dù nhu cầu ghép tạng rất lớn, song người đăng ký hiến tặng mô tạng sau chết não còn thấp gây nên tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn tạng hiến.

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

Những điều dưỡng tận tâm chăm sóc người có công

20:04 , 12/05/2024

Ngày 12/5 là Ngày Quốc tế điều dưỡng. Những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các điều dưỡng đã góp phần trao yêu thương và đồng hành cùng người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

19:48 , 11/05/2024

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 đang được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm đang được các lực lượng chức năng thực hiện có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt chú trọng khâu kiểm soát an toàn, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thanh Hoá đẩy mạnh tiêm bổ sung, tiêm bù các loại vaccine cho trẻ

Thanh Hoá đẩy mạnh tiêm bổ sung, tiêm bù các loại vaccine cho trẻ

09:06 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hoá vừa mới tiếp nhận gần 140.000 liều vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong đó, vaccine 5 trong 1 và vaccine phòng bại liệt dạng tiêm IPV được bổ sung sau thời gian bị gián đoạn cung ứng. Các loại vaccine đã được Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phân bổ về các địa phương để thực hiện tiêm chủng mở rộng, tiêm bổ sung, tiêm tiêm bù nhằm nâng cao miễn dịch, phòng chống bệnh tật cho trẻ.