Bá Thước phát huy giá trị các sản phẩm nông nghiệp bản địa phục vụ du lịch
Trong những năm gầy đây, huyện Bá Thước đã tập trung khai thác và phát huy giá trị của các làng nghề và sản phẩm nông nghiệp bản địa để phục vụ phát triển du lịch. Đến nay nhiều làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông lâm sản được hình thành đã cung cấp đa dạng các phẩm bản địa đặc sắc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
Trước đây, cây quýt hoi mọc tự phát và phân tán trên các triền đồi, giá trị kinh tế không cao. Từ năm 2018, để phát huy lợi thế của cây đặc sản bản địa phục vụ du lịch, huyện Bá Thước đã khuyến khích, hỗ trợ người dân bảo tồn và phát triển diện tích trồng quýt hoi. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có khoảng 60 ha quýt hoi tại các xã Lũng Cao, Thành Lâm, Thành Sơn. Mỗi năm, 1 ha quýt thường cho sản lượng khoảng 6 tấn, giá trị khoảng 90 triệu đồng. Cùng với đó, một số doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư chế biến quýt hoi thành các sản phẩm như trà, siro, các loại enzyme tẩy rửa... trong đó phần lớn sản phẩm được tiêu thụ ở các điểm du lịch.
Ông Ngân Văn Hiên, Xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Tôi trồng cam quýt này từ năm 1997. Vườn nhà tôi gần 3 ha. Bình quân một năm thu hoạch 150 triệu. Gần đây chuyển sang du lịch sinh thái. Trước mắt chưa đông mấy nhưng tương lai nhiều khách biết đến sẽ phát triển hơn.
Hiện nay, huyện Bá Thước đã phát triển được 24 sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống đặc trưng như: sản phẩm thổ cẩm, Mật ong rừng Pù Luông, vịt Cổ Lũng, Lạp sườn và Khâu nhục họ Hoàng, trà, Siro, Enzyme, muối quýt hoi, thịt trâu gác bếp..vv. Huyện Bá Thước cũng đã hỗ trợ trưng bày các sản phẩn làng nghề, nông sản địa phương tại 10 cơ sở lưu trú trong Khu du lịch Pù Luông. Toàn huyện cũng đã có 10 sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Ông Hà Văn Hậu, Phó chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm bà con có khởi sắc và có thu nhập. Nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, giao lưu văn hóa nên đời sống bà con khởi sắc và có nhiều tiến bộ".
Ông Lò Văn Thắng, Phó chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Các làng nghề trở thành điểm thăm quan, trải nghiệm mua sắm của du khách. Huyện bảo tồn phát huy làng nghề, tuyên truyền vận động bà con nhân dân truyền dạy nghề. Mở rộng quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề, làm tốt công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm để việc tiêu thụ được tốt hơn".
Thời gian tới, Huyện Bá Thước tiếp tục đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phầm làng nghề, nông lâm sản có thế mạnh của địa phương. Giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc, xuất xứ cho các sản phầm, đồng thời đẩy mạnh việc trưng bày và bán tại các cơ sở kinh doanh du lịch. Việc phát huy giá trị làng nghề và các sản phẩm nông, lâm sản bản địa không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho người dân mà còn là sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ nhu cầu thăm quan và mua sắm của du khách khi đến với Bá Thước.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.