Bảo hiểm xã hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Thời gian qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động nghiệp vụ, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Xác định việc ứng dụng CNTT là khâu đột phá chiến lược của ngành, BHXH tỉnh đã tập trung xây dựng nền tảng ứng dụng CNTT phù hợp với yêu cầu công việc chuyên môn và bảo đảm kết nối liên thông với hệ thống thông tin của các sở, ngành liên quan; triển khai ứng dụng đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ; bộ công cụ tập trung dữ liệu thu, sổ thẻ và hệ thống giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng chú trọng triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT và đẩy mạnh giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT... Tiếp tục phối hợp triển khai thí điểm khám, chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chíp, hiện nay đã đồng bộ hơn 3 triệu thông tin thẻ BHYT còn hiệu lực vào CCCD gắn chip.
Hiện nay, các phần mềm nghiệp vụ của ngành đã kết nối liên thông và được theo dõi quy trình thực hiện qua Hệ thống tiếp nhận và quản lý hồ sơ, đảm bảo người dân, đơn vị sử dụng lao động khai báo hồ sơ điện tử với 25 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 qua cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử BHXH và qua phần mềm giao dịch điện tử của 14 đơn vị cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, 07 DVC trên ứng dụng VssID - BHXH số.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trực tuyến
Gần đây, các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Từ 25/12, người dùng mạng xã hội phải xác thực số điện thoại
Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động. Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2024.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.