chi cục kiểm lâm Thanh Hóa
Chuyển đổi số trong quản lý và bảo vệ rừng
Thanh Hóa hiện có trên 648.000 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 53,6%. Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là trong phòng chống cháy rừng.
Bảo tồn và phát triển tiềm năng cây dược liệu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn có giá trị đa dạng sinh học rất cao, trong đó có rất nhiều loại cây dược liệu có giá trị. Trước khi Khu bảo tồn được thành lập, tình trạng người dân vào rừng khai thác dược liệu bừa bãi đã làm cho trữ lượng của một số loài bị suy giảm, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Những năm gần đây, Hạt kiểm lâm Quan Hóa đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Chi Cục kiểm lâm tỉnh triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định.
Cần sớm tháo gỡ khó khăn trong thiếu cán bộ lao động ngành kiểm lâm
Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa, từ năm 2018 đến nay đã có 50 cán bộ, lao động trong ngành chuyển công tác và 8 người xin thôi việc. Tình trạng thiếu lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng đang gây nhiều áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bản tỉnh.
Kiểm lâm Thanh Hóa – 50 năm xây dựng và phát triển
Cách đây 50 năm, ngày 21/5/1973, Hội đồng Chính phủ đã Ban hành Nghị định số 101, quy định hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm Nhân dân, đánh dấu sự ra đời chính thức của lực lượng chuyên trách làm công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tiếp đó, ngày 15/11/1973, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa được thành lập. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Hội thi truyền thông Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát động trồng cây xanh năm 2023
Ngày 27/4, tại Trường THPT Cẩm Thủy, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Chi cục Kiểm Lâm Thanh Hóa tổ chức Hội thi truyền thông Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát động trồng cây xanh năm 2023.
Xây dựng Đảng bộ Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá trong sạch, vững mạnh
Những năm qua, Đảng uỷ, tập thể lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng và phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ đó, Đảng bộ Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá tập trung khắc phục các khuyết điểm sau kiểm tra
Đầu tháng 8/2022, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã kiểm tra về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đối với Đảng uỷ, tập thể lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, chỉ ra những khuyết điểm, vi phạm cần khắc phục.
Tình trạng vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ chim hoang dã, di cư chưa được ngăn chặn triệt để
Thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn chim hoang dã, chim di cư. Tuy nhiên, tình trạng bẫy, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loại chim hoang dã vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Hiệu quả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, chim di cư
Vào mỗi mùa chim di cư, tình hình săn bắt, buôn bán, các loài chim hoang dã, di cư tại các địa phương lại gia tăng. Các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã, chim di cư.