Bắt bệnh qua các vị trí đau bụng
Bụng tập trung hệ thống tiêu hóa và các đầu dây thần kinh. Do vậy, vị trí đau bụng sẽ tiết lộ bạn đang gặp vấn đề gì để điều trị kịp thời.
Đau bụng âm ỉ: Nếu bạn đang trải qua một cơn đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc bạn cảm thấy đầy hơi, điều đó có thể là do bạn bị đầy bụng chướng khí. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như cảm thấy có gì đó chuyển động trong dạ dày và bị ợ hơi.
Nguyên nhân: Do bạn ăn nhanh và nuốt nhanh hoặc do sử dụng đồ uống có ga, bia… Các sản phẩm từ sữa và đậu cũng hình thành khí quá mức trong dạ dày.
Giải pháp: Để ngăn chặn tình trạng khó chịu này, bạn nên sử dụng ít các thực phẩm và đồ uống nêu trên. Để nhanh chóng giải quyết vấn đề bạn có thể sử dụng một viên dầu bạc hà.
Đau ở vùng dưới ngực hoặc vùng trên cùng của bụng: Những cơn đau do chứng ợ nóng (trào ngược axit) gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy nóng rát cổ họng và đôi khi bạn cảm thấy mùi vị khó chịu xộc lên cổ họng.
Nguyên nhân: Nhiều loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng như đồ nhiều dầu mỡ và cay, rượu, hành sống hay đồ uống chứa caffein… Theo các chuyên gia, hút thuốc lá cũng khiến cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn.
Giải pháp: Không ăn quá nhiều trong một bữa. Tốt hơn là chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa ăn lớn hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo rộng để tránh áp lực lên bụng và cố gắng bỏ thuốc lá.
Đau dữ dội ở vùng bụng trên: Viêm loét có thể là lý do khiến bạnh bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày. Vết loét xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân…
Nguyên nhân: Việc bạn thường xuyên phải sử dụng thuốc aspirin, kể cả các loại thuốc chống viêm và hút thuốc, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và gây viêm loét.
Giải pháp: Để ngăn ngừa viêm loét, bạn không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày và không uống thuốc cùng với rượu. Bạn cũng nên hạn chế thuốc giảm đau và rửa tay trước mỗi bữa ăn. Điều rất quan trọng nữa mà bạn cần là một chế độ ăn kiêng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trộn với trái cây hoặc rau quả, đặc biệt là bỏ thuốc lá.
Bụng đau nhói và đầy hơi: Nếu hệ thống tiêu hóa của bạn nhạy cảm, bạn có thể mắc Hội chứng ruột kích thích dẫn đến hai khả năng: Hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động rất nhanh và dẫn đến tiêu chảy, hoặc mọi thứ sẽ chậm lại và khiến bạn bị táo bón.
Nguyên nhân: Hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng ruột kích thích, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể xảy ra do sự gián đoạn trong “giao tiếp” giữa não bộ và hệ thống tiêu hóa.
Giải pháp: Trong trường hợp này, tốt hơn là bạn kiểm soát loại thực phẩm và số lượng dung nạp thực phẩm mà hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Cúm dạ dày: Viêm dạ dày-ruột do virus hay cúm dạ dày là một bệnh nhiễm trùng đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.
Nguyên nhân: Có thể do bạn sử dụng thực phẩm và nước uống không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Giải pháp: Đơn giản nhất là rửa tay trước khi ăn. Cẩn trọng hơn là chuẩn bị vật dụng cá nhân riêng cho mọi người trong gia đình, kể cả bát, đũa, thìa, chén... Các vật dụng đều phải được vệ sinh sạch sẽ.
Không dung nạp Lactose: Đau dạ dày và đầy hơi là một số triệu chứng phổ biến cho thấy không dung nạp Lactose - đường và sữa. Điều này có thể gây ra tiêu chảy, tăng khí hoặc táo bón… Một số triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp và loét miệng..
Nguyên nhân: Không dung nạp đường sữa là do sự thiếu hụt enzyme đường ruột, vốn giúp phân tách đường sữa thành 2 loại đường nhỏ hơn (glucose và galactose) để ruột có thể hấp thụ.
Giải pháp: Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng không có đường, sữa. Song để đảm bảo bạn không bị thiếu canxi và các dưỡng chất từ đường, sữa, hãy bổ sung vào bữa ăn bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ hay cá hồi…
Không dung nạp gluten: Không dung nạp gluten có nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, gặp vấn đề về da, giảm cân không giải thích được và trầm cảm.
Nguyên nhân: Đây là phản ứng miễn dịch đối với một loại protein trong lúa mì và các ngũ cốc khác. Không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình.
Giải pháp: Bạn nên tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế có thể.
Sỏi mật: Khi bạn bị đau dữ dội ở bụng trên bên phải bạn nê cẩn trọng, bởi vì, không dễ để phát hiện sỏi mật trong cơ thể. Bạn sẽ chỉ thực sự nhận ra mình có sỏi mật khi bị viêm và sỏi mắc vào một trong những ống dẫn từ gan đến ruột non. Trong trường hợp này, các triệu chứng sẽ là đau dữ dội và đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.
Nguyên nhân: Có một số yếu tố nguy cơ có thể kích hoạt hình thành sỏi mật như: thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao, không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, di truyền, tiểu đường và uống thuốc có chứa estrogen, như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị liệu bằng hormone.
Giải pháp: Để ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật, bạn nên tuân theo một số quy tắc đơn giản. Đừng bỏ bữa và kiểm soát cân nặng. Những người muốn giảm cân bằng cách ăn kiêng cần lưu ý giảm cân nhanh cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Đau bụng dưới bên phải: Đây có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa cần điều trị ngay lập tức. Triệu chứng của viêm ruột thừa là đau nhói ở gần rốn hoặc bụng trên rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao...
Nguyên nhân: Viêm ruột thừa có thể là do tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị mở rộng (do nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể) hoặc do ký sinh trùng tăng trưởng gây nhiễm trùng và làm tổn thương ruột thừa.
Giải pháp: Viêm ruột thừa ít gặp hơn ở những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả tươi.
Theo Thiên Bình/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành
Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 cho trẻ em Thanh Hoá
Sáng ngày 15/5, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khởi động chiến dịch ngân hàng D3K2 và ký kết thoả thuận hỗ trợ vitamin D3K2 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Không để dịch sởi bùng phát trong trường học
Tại Thanh Hóa, số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều trường hợp diễn biến nặng, biến chứng. Để bảo vệ sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Mục tiêu là không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trong nhà trường, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

27 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc Covid-19
Theo tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có trường hợp tử vong.

Tăng cường đảm bảo an ninh cho người bệnh và nhân viên y tế
Bộ Y tế vừa có văn yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện khẩn trương rà soát, củng cố, tổ chức và triển khai đầy đủ các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong khám chữa bệnh, chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống gây rối, hành hung nhân viên y tế.

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.