Bất chấp họa "hai cô", nhiều mẫu xe tại Việt Nam vẫn có doanh số "khủng"
Doanh số 8 tháng của các mẫu xe trên thị trường giảm do tác động của đại dịch covid-19 và "tháng cô hồn". Tuy nhiên, có những mẫu xe ảnh hưởng rất ít thậm chí còn tăng doanh số.
Theo doanh số bán hàng sơ bộ 8 tháng đầu năm của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và một số doanh nghiệp lớn, có khoảng 16 mẫu xe có doanh số ăn khách, được xếp vào danh sách các mẫu xe bán chạy tại Việt Nam bất chấp rủi ro dịch bệnh và tâm lý khách hàng.
Đứng đầu trong danh sách này vẫn là Vios của Toyota, 8 tháng đầu năm xe chủ lực của Toyota tại Việt Nam bán được hơn 16.200 chiếc, bình quân mỗi ngày bán ra được hơn 67 chiếc, con số đáng mơ ước.
Mẫu xe thứ 2 là Hyundai Accent của Thành Công, 8 tháng ghi nhận con số bán ra đạt gần 11.000 chiếc, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 46 chiếc.
Mẫu xe thứ 3 là Hyundai i10, với 8.700 chiếc bán ra trong 8 tháng qua, sở dĩ mẫu xe này có doanh số cao vì giá rẻ, hơn nữa lại có nhiều biến thể như có cả bản hatchback và sedan, bản thiếu, đủ và số sàn, số tự động nên khách hàng dễ chọn lựa hơn.
Ngôi sao" năm 2019 là Mitsubishi Xpander 8 tháng nay có doanh số suy giảm nhưng vẫn đứng trong top 4 mẫu có doanh số cao nhất với 8.400 chiếc. Xpander hiện có nhiều đối thủ cạnh tranh như Suzuki XL7, Suzuki Ertiga và Toyota cũng đang giảm giá mạnh để cạnh tranh với mẫu xe này.
Dòng bán tải có đại diện duy nhất là Ford Ranger lọt vào "top" 16 mẫu xe ăn khách với 6.600 chiếc. Mẫu pickup nhập khẩu từ Thái Lan luôn đứng đầu bảng danh sách các mẫu pickup tại Việt Nam và có thể sẽ rất lâu nữa Hilux, BT50, Navara hay Triton mới có thể đuổi kịp hoặc cạnh tranh được.
Nhóm xe SUV phổ thông như Ford Everest, Toyota Fortuner hay mẫu Crossover Honda CRV, Hyundai SantaFe, Mazda CX5, Hyundai Tucson đều có doanh số khá cao.
Everest hiện đang cạnh tranh với Fortuner khi có doanh số xấp xỉ 3.000 chiếc, trong khi đó Fortuner cũng chỉ đạt 3.000 chiếc, đây là hai mẫu xe đã và đang bỏ xa nhiều mẫu cùng phân khúc nhưng đứng phía sau như Nissan Terra, Mitsubishi Pajero...
Các mẫu Crossover nổi tiếng như CRV của Honda hiện cũng chỉ bán được hơn 4.800 chiếc, xếp sau Hyundai SantaFe của Thành Công với 5.500 chiếc hay Mazda CX5 của Trường Hải với 5.100 chiếc.
Mẫu xe CUV duy nhất lọt 1 trong 16 mẫu ăn khách nhất là Hyundai Kona, với 4.200 chiếc, mẫu xe này đang có nhiều đối thủ như Honda HRV, Ford EcoSport, Kia Seltos...
Với tốc độ tăng trưởng mạnh của các mẫu xe cỡ nhỏ, thời gian tới chắc chắn phân khúc xe này sẽ có nhiều thay đổi về giá và khả năng cạnh tranh cao so với các mẫu xe cao cấp hơn hoặc cạnh tranh quyết liệt với các dòng xe cùng mức giá bán ra.
Về phân khúc xe sedan, trong "top" 16 có Kia Cerato, Mazda 3, Honda City và Kia Soluto. Bốn mẫu xe này có doanh số lần lượt là 5.900 chiếc, 4.900 chiếc, 5.300 chiếc và 4.100 chiếc, đều thuộc các mẫu xe có doanh số tốt nhất thời gian qua và ít chịu ảnh hưởng từ nhu cầu thị trường và tâm lý khách hàng.
Theo một số doanh nghiệp xe hơi, doanh số các mẫu xe chiến lược đều được chăm chút rất cẩn thận, nếu hụt một tháng đã phải điều chỉnh cho đúng quỹ đạo. Thông thường các mẫu xe chiến lược có độ phủ toàn thị trường nên lượng khách tốt, cộng thêm uy tín về thương hiệu nên có doanh số bền hơn so với các mẫu xe mới.
Hiện, hầu hết các mẫu xe có doanh số cao vẫn ít hãng chọn giảm giá để tăng doanh số, tuy nhiên từ nay đến cuối năm có thể sẽ xuất hiện sự giảm giá trong các biến thể của mẫu xe để tạo điểm nhấn cho khách hàng và thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.

Giảm tới gần 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu lập đáy mới
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19.000 đồng/lít.

Giá lợn hơi tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc
Theo các chuyên gia thị trường, giá lợn hơi trong nước có thể tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới nếu nguồn cung không tăng trở lại.

Chính sách mới về thuế quan tác động đến việc giảm lãi suất của các ngân hàng trong nước
Mặc dù xu hướng giảm lãi suất huy động đang tiếp diễn, song giới chuyên môn cho rằng, rất khó để giảm thêm lãi suất trong giai đoạn tới, nhất là sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa Việt Nam.

Sức hấp dẫn từ thị trường chứng khoán Việt Nam 2025
Năm 2025 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam phấn đấu để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. Đây được xem là một trong những yếu tố thu hút dòng vốn trở lại thị trường Việt Nam, có thể giải quyết được dòng tiền đầu tư của các quỹ vào những thị trường có khả năng nâng hạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.