ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bỉm Sơn – Linh thiêng cổ kính

Đền Sòng nay thuộc thị xã Bỉm Sơn, cách thành phố Thanh Hóa gần 40km về phía Bắc, giáp địa giới tỉnh Ninh Bình bằng dãy Tam Điệp hùng vĩ với đèo Ba Dội nên thơ đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đến đây, du khách gần xa còn được ghé tam giác vàng du lịch như Hồ Cánh Chim, động cửa Buồng, đền Cây Vải… để được chiêm nghiệm, nghĩ suy về những địa danh và những con người bất tử trên mảnh đất xứ Thanh.

Huyền Linh

12/10/2023 14:29

Trên con đường thiên lý Bắc – Nam, ẩn hiện nơi những dãy núi nhấp nhô hình cánh cung, với những suối khe rì rầm chảy suốt đêm ngày là bóng ngôi đền Sòng Sơn linh địa. 

Có thuyết cho rằng, ngôi đền này được xây dựng vào thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786), là nơi thờ nữ thần Vân Hương – Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trải qua những năm tháng chịu ảnh hưởng của mưa ngàn gió núi, cùng với sự tàn phá của binh lửa chiến tranh, diện mạo ngôi đền xưa hầu như đã bị phai mờ. Ngôi đền hiện nay đã được trùng tu tôn tạo để chuyển tải những giá trị văn hóa truyền thống đến Nhân dân Thanh Hóa và du khách thập phương. Đến với Sòng Sơn, nơi thiên nhiên, đất trời hòa một, chung đúc khí thiêng, ta như được tiếp thêm sức mạnh, bao nỗi niềm u uẩn dường như cũng được ngọn gió trong lành thổi về nơi vô tận.

Bỉm Sơn – Linh thiêng cổ kính - Ảnh 2.

Mẫu Liễu Hạnh là một nữ thần trong hệ thống tứ bất tử của Việt Nam, đồng thời là một vị thánh trong đạo tứ phủ. Theo huyền thoại trong dân gian thì mẫu Liễu Hạnh giáng thế lần thứ nhất vào năm Thiên Hựu – 1557 tại nhà ông Lê Thái Công ở huyện Vụ Bản – Nam Hà, 21 năm sau lại giáng trần lần thứ 2 và chu du khắp nơi từ Lạng Sơn đến Tây Hồ và Nghệ An. Lần thứ 3 hiển thánh có kèm theo 2 hầu nữ ở Phố Cát – Thạch Thành và Sòng Sơn – Thanh Hóa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh có ở nhiều nơi trên đất nước ta. Bởi Mẫu Liễu Hạnh là tiên giáng hạ nên thường đi ngao du khắp đó đây, lúc đàm đạo văn chương với khách vãn nho, khi giáng phúc khuyến thiện, trừ tại, diệt ác… được triều đình nhà Lê phong tặng "Chế thắng hòa diệu đại vương thượng thượng đẳng tối linh thần mã hoàng công chúa", triều đình nhà Nguyễn tôn xưng là "Mẫu nghi thiên hạ".

Bỉm Sơn – Linh thiêng cổ kính - Ảnh 3.

Trong dân gian vẫn truyền tụng rất nhiều thần tích linh thiêng về thánh Mẫu. Sự tôn sùng Mẫu Liễu Hạnh từ lâu đã đi sâu vào nếp nghĩ của quần chúng Nhân dân lao động. Đồng thời, những nghi thức sùng bái Mẫu cũng trở thành sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng cư dân. Vào dịp tháng 2 âm lịch, Nhân dân lại tổ chức rước kiệu, hát văn, tế nữ quan tại đền Sòng Sơn một cách trang nghiêm, thành kính. Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cũng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của người phụ nữ. Các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu, ban thưởng cho người tốt đã thể hiện thông điệp về sự bảo vệ và hi vọng vào công bằng xã hội. Vừa là thần tiên, vừa là người trần, Mẫu Liễu Hạnh chia sẻ mọi buồn vui với con người nơi trần thế. Bà cho đi tất cả để nhận về mình lòng thành kính, tôn vinh. 

Bỉm Sơn – Linh thiêng cổ kính - Ảnh 4.

Nằm trong cụm di tích liên hoàn ở thị xã Bỉm Sơn đã được xếp hạng thuộc hệ thống thờ Mẫu còn có đền Chín Giếng thờ cô Chín và Mẫu Cửu. Có thể nói, đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian. Nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thiên thần, được kết hợp lại trong khái niệm thánh Mẫu hay nữ thần Mẹ.

Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian – những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò là người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng. Hệ thống các nhân vật được thờ của đạo Mẫu rất phong phú và hầu như luôn có mặt đầy đủ ở các điện thờ Mẫu, dù thờ chính hay thờ vọng. Đền Chín Giếng là nơi thờ chính của cô Chín, nhưng trong cung cấm lại đặt ban thờ Mẫu Cửu, tức Cửu Thiên Huyền Nữ, theo nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi tầng trời thứ 9. Khi các tôn giáo, tín ngưỡng có sự giao thoa, tuy tên gọi khác nhau nhưng hình tượng về Mẫu Cửu vẫn không mất đi mà luôn chiếm vị trí linh thiêng nhất trong các điện thờ cũng như trong tâm thức Nhân dân.

Thị xã Bỉm Sơn là địa phương có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng vào bậc nhất nhì ở xứ Thanh. Ngoài đền Sòng Sơn và đền Chín Giếng thì chùa Khánh Quang cũng đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là điểm du lịch tâm linh.

Bỉm Sơn – Linh thiêng cổ kính - Ảnh 5.

Chùa Khánh Quang ở thôn Trạch Lâm thuộc phường Quang Trung. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ngôi chùa này do công chúa Ngọc Tú bản triều dựng. Ngôi chùa từng được trùng tu dưới thời Tự Đức. Có thể nói, Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Có lẽ do tinh thần từ bi hỉ xả, ở đâu có đạo Phật, ở đó có tình thương, hận thù được hóa giải mà đạo Phật được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Có câu "Đất vua chùa làng, phong cảnh Phật", chùa Khánh Quang được dựng trên triền núi, trong khung cảnh thiên nhiên rộng rãi và thoáng đãng. Cũng như nhiều ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam, sự giao thoa văn hóa ở đây thể hiện rất rõ nét qua kiến trúc "tiền Phật, hậu Mẫu". Ở chùa Khánh Quang, ngoài gian chính thờ Phật và nhà tổ, còn có gian riêng thờ Mẫu. Như vậy, dù thờ Phật hay thờ Mẫu thì tất cả cũng hướng đến cõi tâm trong sáng của con người. Cuộc sống nhân gian là một dòng chảy không ngừng, trong đó có những khoảnh khắc vô thường. Khi chúng ta thành tâm hướng Phật ở chốn thiền môn u tịch, thâm nghiêm này cũng là lúc chúng ta tìm lại được sự yên ổn, thanh tịnh trong tâm hồn.

Trong những năm tới, với sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh, đặc biệt là với sự đồng sức, đồng lòng của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bỉm Sơn trong phát triển kinh tế-xã hội, trong giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chắc chắn Bỉm Sơn sẽ vươn lên mạnh mẽ, như câu kết trong bài hát văn về công chúa Liễu Hạnh tại đền Sòng: "…Sự phi thường mới hay từ đấy/Khắp gần xa đều thấy uy linh…"

Nguồn: Chuyên mục Đất và người xứ Thanh, 10/10

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

Công viên nước Sun World Sầm Sơn khai trương vào ngày 30/6

12:08 , 29/06/2024

Sau một thời gian khẩn trương hoàn thiện, Sun World Sầm Sơn đã đảm bảo đủ các điều kiện để chính thức đưa vào vận hành các tổ hợp trò chơi tại Công viên nước vào ngày 30/6, kịp thời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và du khách trong mùa du lịch hè 2024.

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

Khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn

11:36 , 29/06/2024

Tối 28/6, Ủy ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn.

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

Lượng khách đến Thành Nhà Hồ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024

08:46 , 29/06/2024

6 tháng đầu năm 2024, Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc đã đón và phục vụ trên 132.000 lượt khách tham quan, đạt 82,7% kế hoạch năm.

Hồ trên núi

Hồ trên núi

16:34 , 28/06/2024

Hồ Sông Mực còn được gọi là hồ Bến Mẩy, nằm tại khu vực giáp ranh giữa hai huyện Như Thanh và Như Xuân. Sở dĩ có tên gọi này là vì đập Bến Mẩy đắp ngăn sông Mực vào năm 1977 để nước dâng thành hồ thuỷ lợi. Hồ Sông Mực phục vụ nước tưới cho gần một nghìn héc ta đất nông nghiệp. Hiện nay Hồ Sông Mực thuộc Vườn Quốc gia Bến En. Với sự bảo tồn và khai thác hợp lí, nơi đây đã hình thành nên một vùng sinh thái đa dạng, in đậm nét nguyên sơ trong trẻo của thiên nhiên ban tặng cùng với bàn tay gìn giữ kiến tạo từ con người.

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

Hơn 400 nghìn lượt khách du lịch đến Hải Tiến trong 6 tháng đầu năm

08:31 , 28/06/2024

Theo thống kê từ UBND huyện Hoằng Hóa, 6 tháng đầu năm 2024, du lịch huyện Hoằng Hóa đón được hơn 400 nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, đạt 138% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ ước đạt trên 500 tỷ đồng.

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

[Livestream] Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024

20:02 , 27/06/2024

Tối 27/6, tại Quảng trường Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại và du lịch Thanh Hoá – Quảng Ninh

14:53 , 27/06/2024

Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại và du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá và các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

4 món ăn Việt Nam trong danh sách những món thịt ngon nhất thế giới

08:46 , 27/06/2024

4 món ăn quen thuộc của người Việt Nam là: Bún chả, cơm tấm sườn, nem lụi, thịt kho tàu vừa được chuyên trang ẩm thực TasteAtlas đề xuất trong top 100 món ăn từ thịt ngon nhất thế giới.

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

Gần 150 cổ vật Triều Nguyễn hội tụ tại Huế

08:43 , 27/06/2024

Từ nay đến hết ngày 21/7, tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế diễn ra triển lãm “Cổ vật hội tụ” quy tụ gần 150 cổ vật quý hiếm được chế tác dưới Triều Nguyễn.

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

Văn học nghệ thuật xứ Thanh – nửa thế kỷ phấn đấu và cống hiến

20:01 , 26/06/2024

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành (27/6/1974 - 27/6/2024), Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa đã làm tốt chức năng tập hợp, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Thanh vững vàng về chính trị, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, các thế hệ văn nghệ sĩ xứ Thanh đã nỗ lực lao động sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.