ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Bỉm Sơn – Vùng đất giàu tiềm năng

Bỉm Sơn không chỉ có “đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” mà khi đến đây, chúng ta còn được hoà mình, đắm say với cảnh non xanh nước biếc của đèo Ba Dội, hồ Cánh Chim, đường Thiên Lý… nơi các nhà thơ, nhà quân sự thưở trước đã từng đi qua và để lại dấu ấn của mình bằng những câu thơ, lời văn ca ngợi cảnh sắc tươi đẹp.

Huyền Linh

03/09/2023 17:07

Với chiều dài gần 4 km, con đường Thiên Lý quanh co uốn lượn qua bãi lau lách, hai bên là dãy núi đá sừng sững thâm nghiêm. Con đường Thiên Lý hiện nay nằm trên địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Đứng trên đỉnh Đèo Ba Dội, phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, du khách ngỡ ngàng trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang có diện tích hơn 200.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng, với một hệ thực vật, động vật phong phú. Thiên nhiên kiến tạo thật kỳ thú. Hai nhánh suối phía Tây Bắc và Đông Bắc tháng năm mải miết đưa nước vào lòng hồ. Đứng trên cao nhìn xuống, cả mặt hồ như dáng hình một con chim đại bàng tung cánh bay lượn, lay thức trong mỗi du khách một khát vọng bay cao, vươn tới. Cảnh quan hồ Cánh Chim chính là một tiềm năng to lớn cho lĩnh vực Du lịch sinh thái của Bỉm Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Bỉm Sơn – Vùng đất giàu tiềm năng - Ảnh 3.

Men theo con đường mòn ngày xưa các tiều phu lấy củi, vượt qua ngọn núi đất với độ cao 80 m, du khách bắt gặp 2 dãy núi đá vôi phía Đông Bắc và phía Tây Bắc. Một dãy núi có dáng hình con voi nên dân quanh vùng quen gọi là Tượng Sơn, một dãy núi có hình con chim nên dân gian gọi là Điểu Sơn. Khoảng giữa vách đá dựng đứng của hai dãy núi là một thung sâu, khiến du khách có cảm giác như nơi đó còn chứa đựng bao điều bí ẩn cần khám phá.

Trong lòng hai dãy núi đá vôi là hệ thống hang động đa dạng được nhiều người biết đến, như động Đào Nguyên, động Trình, động Người Xưa, động Cô Tiên, động Quang Trung tối linh....

Đi sâu vào trong động Đào Nguyên, du khách có thể thấy một phiến đá to rộng và cao như một ban thờ, phía trên là các nhũ đá như hình các vị La Hán. Và trong nữa là các nhũ đá giống như những cái chuông, cái khánh, mâm ngũ quả đủ sắc màu.

Rời động Đào Nguyên, du khách bước tới động Cửa Buồng, đây là động lớn nhất, đẹp nhất và lưu giữ nhiều huyền thoại nhất trong hệ thống hang động của Bỉm Sơn.

Là thị xã công nghiệp trẻ đang trên đà phát triển, những năm gần đây bên cạnh việc việc phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng phục vụ phát triển du lịch, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã tập trung khai thác nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho người dân.

Là cửa ngõ kết nối các tỉnh phía Bắc với các tỉnh Bắc Trung Bộ, Bỉm Sơn khẳng định vị thế chiến lược với cấu trúc giao thông đa dạng. Không chỉ chiếm ưu thế nhờ tuyến Quốc lộ 1A đi qua trung tâm thị xã, Bỉm Sơn còn sở hữu hệ thống đường sắt Bắc – Nam trọng điểm đi qua địa bàn, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, logistics cũng như thông thương kinh tế.

Bỉm Sơn – Vùng đất giàu tiềm năng - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Bắc Nam - Đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 với nút giao cách Bỉm Sơn chưa đầy 3km có tổng mức đầu tư xấp xỉ 12.343 tỷ đồng đã rút ngắn hành trình từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, đẩy mạnh cơ hội đầu tư vào khu vực miền Bắc và miền Trung, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, giảm thiểu tai nạn thường xuyên xảy ra trên Quốc lộ 1A, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, du lịch dọc tuyến Ninh Bình - Thanh Hóa.

Không thụ động ngồi chờ dòng vốn chảy vào, Bỉm Sơn đã đầu tư hơn 1000 tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối trực tiếp với 2 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 và tuyến cao tốc ven biển nhằm tạo lực hút với các doanh nghiệp, phát triển kinh tế, khẳng định vị thế dẫn đầu của khu vực kinh tế Bắc Trung bộ.

Thị xã Bỉm Sơn từ lâu đã là một trong những thủ phủ công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa với hàng loạt khu công nghiệp, trong đó đặc biệt tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp cơ khí chính xác và chế tạo ô tô…

Các khu công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn tại Bỉm Sơn có thể kể đến như Khu công nghiệp Bỉm Sơn có tổng diện tích hơn 600ha; Tổ hợp khu công nghiệp HUD Bỉm Sơn; Tổ hợp khu công nghiệp và nghiên cứu chế tạo ô tô VAMC; Tổ hợp nhà máy Xi măng Long Sơn, Bỉm Sơn… Hàng năm, những doanh nghiệp này đóng góp hàng chục ngàn tỷ đồng cho ngân sách địa phương.

Bỉm Sơn – Vùng đất giàu tiềm năng - Ảnh 7.

Được hình thành và phát triển qua hơn 4 thập kỷ, đến nay, thị xã Bỉm Sơn đã khẳng định vai trò, vị thế trong nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa và đang phấn đấu trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc của tỉnh. Mặc dù chú trọng phát triển công nghiệp nhưng thị xã cũng đã và đang phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng trên địa bàn. Để tiếp tục phát huy thế mạnh về du lịch tâm linh và sinh thái, phấn đấu đến năm 2025 đón được 500.000 lượt khách và doanh thu 25 tỷ đồng hằng năm, đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã đã sớm có chính sách thu hút đầu tư, tiếp tục hoàn thành dự án mở rộng địa giới, xây dựng các hạng mục phụ trợ cho các di tích.

Với những tiềm năng của thiên nhiên ban tặng, hạ tầng cơ sở đang dần được đầu tư xây dựng, các khu, cụm công nghiệp hình thành và phát triển không ngừng là những điều kiện hết sức thuận lợi để Bỉm Sơn trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, khẳng định vai trò lá cờ đầu trong phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2021-2025.

Nguồn: Chuyên mục Đất và người xứ Thanh

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hương vị núi rừng

Hương vị núi rừng

06:51 , 02/01/2025

Bản Mạ - một bản làng nhỏ xinh nằm bên bờ sông Chu, nơi màu xanh bao la của núi rừng ẩn hiện những nếp nhà sàn xinh xắn. Nếu trước kia, nơi đây chỉ là một bản nghèo nằm biệt lập, muốn qua sông, người dân phải dùng bè mảng, thì giờ đây, bản Mạ huyện Thường Xuân đã khởi sắc trở thành bản du lịch cộng đồng đầy tiềm năng, thu hút đông đảo du khách gần xa…

Năm 2024, du lịch Thanh Hóa được nâng tầm với nhiều sản phẩm mới

Năm 2024, du lịch Thanh Hóa được nâng tầm với nhiều sản phẩm mới

21:22 , 01/01/2025

Năm 2024, du lịch Thanh Hoá đón 15,3 triệu lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 33,815 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Với nhiều sản phẩm chất lượng, du lịch Thanh Hoá được nâng lên một tầm cao mới, góp phần lan tỏa thông điệp "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa".

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào năm mới 2025

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào năm mới 2025

11:05 , 01/01/2025

Tối 31/12/2024, tại Quảng Trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Chào năm mới 2025”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa.

Truyền hình trực tiếp: Chào năm mới 2025

Truyền hình trực tiếp: Chào năm mới 2025

22:33 , 31/12/2024

Chương trình “Chào năm mới 2025” diễn ra vào lúc 22h30’ ngày 31/12/2024 tại Quảng Trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và các nền tảng số của Đài PT -TH tỉnh Thanh Hóa.

Công bố và trao giải cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”

Công bố và trao giải cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”

21:33 , 31/12/2024

Chiều ngày 31/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ công bố và trao giải cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”.

Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?

Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?

08:44 , 31/12/2024

Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025

08:34 , 29/12/2024

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

21:06 , 27/12/2024

Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.

Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025

Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025

19:57 , 25/12/2024

Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025

Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025

19:53 , 25/12/2024

Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.