Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải vì sao giải ngân vốn đầu tư công chậm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết vốn...
Ngày 26/9, Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019, trong đó các Bộ, ngành đưa ra nhiều đề xuất tháo gỡ vướng mắc để khắc phục tình trạng giải ngân vốn chậm như hiện nay.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về vốn đầu tư công năm 2019. (Ảnh: Báo Tin tức) |
Tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Báo cáo về tình hình phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công 9 tháng đầu năm 2019, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2019.
Cụ thể, tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2019 được Quốc hội quyết định là 429.300 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, số vốn được giao kế hoạch đạt trên 391.000 tỷ đồng, bằng 92,16% dự toán.
Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch khoảng 33.683,878 tỷ đồng, gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách trung ương và vốn nước ngoài (ODA).
Lý giải nguyên nhân của tình trạng chậm giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: "Các nguyên nhân là rất phong phú, đa dạng, không có nguyên nhân duy nhất cho vấn đề chậm giải ngân, có nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân của các nguyên nhân..."
Về nguyên nhân khách quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ: Do một số vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công. Những vướng mắc này đã được nhận diện trong quá trình sửa đổi Luật Đầu tư công, nhưng do Luật mới chưa có hiệu lực nên những vướng mắc vẫn còn tồn tại, như: công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập, chưa kỹ, chưa tốt dẫn đến dự án và kế hoạch phải điều chỉnh nhiều lần.
Bên cạnh đó, thủ tục điều chỉnh chưa được đơn giản hóa, phải được xét duyệt qua nhiều cấp, thủ tục này phải chờ thủ tục kia, mất nhiều thời gian, chưa chủ động, linh hoạt... Việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường... còn nhiều lúng túng, mất nhiều thời gian trong công tác giải phóng mặt bằng, còn một số vướng mắc về khiếu kiện đất đai; thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu kéo dài; việc thực hiện phân cấp chưa triệt để...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thẳng thắn nêu một số nguyên nhân chủ quan như: Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân, tiên lượng khả năng hoàn thiện thủ tục đầu tư chưa chính xác, kịp thời nên không giao được kế hoạch...
"Đây là trách nhiệm của cả cơ quan tổng hợp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và của các bộ, ngành, địa phương, rà soát không kỹ, nể nang giữ nguyên đề xuất của bộ, ngành, địa phương mà không tham mưu, kiến nghị điều chỉnh phù hợp", lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận trách nhiệm.
Ngoài ra, công tác giao kế hoạch chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án, bao gồm cả giao kế hoạch từ trung ương cho các bộ, ngành, địa phương và giao kế hoạch vốn của các bộ, ngành, địa phương cho các dự án cụ thể, dẫn tới các chủ đầu tư khó chủ động trong triển khai, thực hiện dự án; chưa quyết liệt trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, đề xuất phương án phân bổ chưa bám sát nguyên tắc, thứ tự ưu tiên; Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chờ đợi các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện mới tổng hợp, trình giao kế hoạch...
![]() |
Giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra. (Ảnh minh họa) |
Về nguyên nhân giải ngân chậm nguồn vốn ODA, theo nhìn nhận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có nhiều đặc thù. Nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh hiệp định vay mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân; công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn tồn tại bất cập, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp; một số dự án không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài. Dự án sử dụng vốn hỗn hợp gặp vướng mắc về thủ tục cho vay lại, chậm ký hợp đồng cho vay lại; nhiều dự án gặp vướng mắc về thủ tục kiểm soát chi, giải ngân, rút vốn...
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý. Trong đó, Bộ trình Chính phủ xem xét, cho phép không áp dụng quy định dự án phải có quyết định đầu tư trước 31/10 năm trước, bao gồm cả nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và không áp dụng quy định tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ.
Ngoài ra, các nhóm giải pháp về chỉ đạo, điều hành, phối hợp, tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm toán và chế tài cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất./.
Trần Ngọc/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Doanh nghiệp Thanh Hóa thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Biến động kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nội tại đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.