Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn bị các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu
Trung thu là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Những ngày này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang tích cực chuẩn bị các mặt hàng phục vụ người dân trong dịp Tết Trung thu.
Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp trăng rằm tháng tám, không chỉ bởi hương vị đặc trưng hấp dẫn mà còn từ ý nghĩa sâu xa tốt đẹp được lưu truyền qua hàng trăm năm lịch sử. Chỉ còn 2 tuần nữa là đến tết Trung thu, các nhà sản xuất bánh Trung thu gia truyền trên địa bàn tỉnh đang tập trung sản xuất bánh để xuất bán ở các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Gia Thịnh, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Trong những năm gần đây trên thị trường có khá nhiều loại bánh công nghiệp, nhưng người dân vẫn ưa chuộng bánh truyền thống bởi hương vị đặc trưng và sự tươi mới, không chất bảo quản. Chúng tôi có rất nhiều loại nhân bánh khác nhau nhưng phần lớn lượng bánh trung thu chúng tôi bán ra chủ yếu là nhân thập cẩm và đậu xanh truyền thống".
Không sản xuất bởi công nghệ hiện đại, cũng không sử dụng những "chiến thuật" quảng bá rầm rộ, các cơ sở sản xuất bánh trung thu cổ truyền luôn đắt khách bởi chính chất lượng và sự dân dã của mỗi sản phẩm. Bí quyết lâu đời cộng với việc lựa chọn nguyên liệu kỹ càng, sự chau chuốt, tỉ mỉ của người thợ đã đem đến hương vị riêng, sức sống từ những nét văn hóa truyền thống chứa đựng bên trong mỗi chiếc bánh trung thu truyền thống. Về hình thức, mẫu mã, cách trang trí họa tiết tuy không có quá nhiều sự thay đổi nhưng những chiếc bánh trung thu truyền thống vẫn có sức hấp dẫn riêng.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịp cuối năm
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất trong năm nên các daonh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.