Các địa phương, đơn vị chú trọng phát triển chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI)
Vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã công bố kết quả xếp hạng chuyển đổi số (DTI) năm 2023. Kết quả đánh giá, xếp hạng DTI là cơ sở để các ngành, địa phương theo dõi được lộ trình thực hiện chuyển đổi số hàng năm, phản ánh bức tranh rõ nét hơn về tình hình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Từ đó các cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp để thúc đẩy lĩnh vực này phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Theo kết quả xếp hạng chỉ số DTI năm 2023 của tỉnh, Sở Nội vụ là một trong 2 đơn vị thuộc khối các cơ quan cấp tỉnh có điểm chỉ số trung bình tăng tới 12 bậc so với năm 2022.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong chuyển đổi số của Sở Nội vụ là việc triển khai tập huấn, cập nhật, đồng bộ cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, việc cập nhật đủ 109 trường dữ liệu đảm bảo "Đúng - Đủ - Sạch - Sống" và phải hoàn thành trước ngày 30/6/2023. Tại thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa chưa có phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức riêng; trong khi tỉnh có số lượng cán bộ, công chức, viên chức và số lượng đơn vị đầu mối thuộc đối tượng nhập liệu rất lớn với khoảng 80.000 hồ sơ và gần 3.000 đơn vị đầu mối. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất, Sở Nội vụ đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Đến nay, tất cả hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đã có trên phần mềm được đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Với kết quả này, Sở Nội vụ đã được Bộ Nội vụ tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào cán bộ, công chức, viên chức thi đua hoàn thành cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực nội vụ, góp phần đẩy mạnh Chuyển đổi số của ngành. Ông Lê Hoài Phương, Phó Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa cho biết: "Sau khi Kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, Sở đã khẩn trương, chủ động tham mựu trong công tác tổ chức triển khai thực hiện; cụ thể tổ chức hội nghị triển khai các quy định, hướng dẫn có liên quan của Chính phủ, Bộ Nội vụ về việc tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp với VNPT Thanh Hóa tổ chức tập huấn, cập nhật cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức viên chức cho tất các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đối với gần 3.000 đơn vị đầu mối hơn và hơn 5.000 cán bộ công chức viên chức tham dự. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan đơn vị thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo "Đúng - Đủ - Sạch - Sống".
Trong năm 2023, Quảng Xương là huyện có chỉ số trung bình DTI tăng nhanh, vượt 6 bậc so với năm 2022, vươn lên xếp thứ 2 toàn tỉnh. Huyện đã quan tâm, hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản về chuyển đổi số. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, đơn vị và nhất là đồng thuận của người dân, công tác chuyển đổi số của huyện đã đạt được nhiều kết quả. Nổi bật là trang thông tin điện tử của huyện đã có chuyên mục riêng về chuyển đổi số; đã triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ phòng họp trực tuyến tại trung tâm huyện và tất cả các xã, thị trấn; mạng cáp quang băng thông rộng đã được triển khai rộng khắp. UBND cấp huyện có hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến, hệ thống phòng họp không giấy tờ.
Đặc biệt, hoạt động kinh tế số của huyện đạt được nhiều kết quả khả quan, như 60,5% doanh nghiệp đã triển khai sử dụng hợp đồng điện tử để thực hiện các giao dịch; gần 10% doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử; nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương đưa lên sàn thương mại điện tử. Ông Văn Doãn Hùng, Bí thư Đảng ủy thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng chuyển đổi số, hiện địa bàn có 10 sản phẩm OCOP đã lên sàn điện tử, thị trấn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động toàn thể Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng địa phương thực hiện chuyển đổi số".
DTI là bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là cơ sở để theo dõi, đánh giá khách quan và công bằng kết quả thực hiện chuyển đổi số hàng năm của các ngành, địa phương.
Theo kết quả xếp hạng DTI của các sở, ngành, UBND cấp huyện năm 2023, nhìn chung, các địa phương, đơn vị đã quan tâm hơn, xây dựng hồ sơ, tài liệu chứng minh kết quả chuyển đổi số chặt chẽ hơn, logic hơn. Điểm trung bình so với năm 2022 đã có sự tăng trưởng, chênh lệch điểm giữa đơn vị cao nhất và thấp nhất được rút ngắn. Khối sở, ngành điểm trung bình tăng 94,53 điểm. Khối huyện, thị xã, thành phố điểm trung bình tăng 51,74 điểm.
Có thể thấy, việc chú trọng phát triển chỉ số xếp hạng chuyển đổi số (DTI) đã giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tại các ngành, địa phương trong công tác xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số. Đồng thời, việc nâng cao chỉ số DTI góp hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số, về Nông thôn mới, nâng cao các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, SIPAS của các địa phương, đơn vị.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, tỉnh Thanh Hóa tổ chức “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa” năm 2024.
Tấn công mạng gây sự cố vào các hệ thông thông tin Việt Nam giảm 53,2%
Tháng 8/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 349 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Lũy kế từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, có 4.029 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, giảm tới 53,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, hợp tác xã, làng nghề trên cả nước
Ngày 8/9, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức hội nghị Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, Hợp tác xã, làng nghề trên cả nước và tổng kết các kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ 844.
Hướng dẫn xử lý hơn 4.000 sự cố tấn công mạng
Hơn 4.000 là số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố đã được Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 8 tháng năm 2024.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175 của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Lập kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung về tăng cường công tác ngầm hóa cáp viễn thông tại địa phương.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản phẩm OCOP
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững các sản phẩm OCOP tại các địa phương. Thời gian qua, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đã tăng cường ứng dụng vào sản xuất, phát triển sản phẩm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo theo hướng đảm bảo đầu ra các sản phẩm, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị, từ đó góp phần tạo thành công cho sản phẩm OCOP của Thanh Hóa.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Những năm qua, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Việt Nam nhận tài trợ hơn 1.000 phần mềm thiết kế vi mạch bán dẫn
18 trường đại học ở Việt Nam và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa được nhận tài trợ hơn 1.000 bộ bản quyền phần mềm thiết kế bo mạch từ các tập đoàn công nghệ của nước ngoài. Sự kiện này đã góp phần hiện thực hóa Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 của Chính phủ Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.