Các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn Thanh Hóa gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ
Tiếp sau những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lại đang phải đối diện với khó khăn càng lớn hơn khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, đồng thời giá hầu hết các mặt hàng cũng giảm sút.
Công ty TNHH sản xuất thương mại Đồng Tâm là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ, EU và các nước Châu Á. Thời điểm trước khi dịch Covid – 19 xuất hiện, mỗi ngày công ty thu mua, chế biến khoảng 1.000 tấn gỗ nguyên liệu, đạt công suất 250 mét khối thành phẩm, giải quyết việc làm cho 250 đến 300 lao động. Tuy nhiên, từ 2021 đến nay, thị trường xuất khẩu gỗ bắt đầu giảm mạnh. Vì vậy, đến thời điểm này, công ty chỉ duy trì được khoảng 20% công suất của nhà máy.
Cơ sở chế biến gỗ Lam Sơn, chuyên sản xuất gỗ dăm keo, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, thời gian cao điểm có thể đạt công suất chế biến 500 tấn dăm mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay chỉ duy trì hoạt động sản xuất 50 tấn ngày, chỉ bằng 10% so với trước đây.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 350 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, trong đó có khoảng 10 cơ sở đầu tư máy móc hiện đại, thực hiện chế biến sâu. Từ vài năm nay, đặc biệt là từ giữa năm 2022 đến nay, tình hình sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ gặp nhiều khó khăn do kinh tế suy giảm, lạm phát ở nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu của thị trường gỗ toàn cầu sụt giảm. Điều này tác động lớn đến ngành gỗ, nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất lâm sản trong tỉnh không có đơn hàng nên chỉ hoạt động cầm chừng.
Ông Lê Duy Hinh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến lâm sản Anh Kiên
Trước những khó khăn về đầu ra sản phẩm, hầu hết các doanh nghiệp chế biến lâm sản đã phải cắt giảm lao động quy mô lớn, thậm chí là dừng hoạt động. Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang nỗ lực ứng phó bằng cách tìm kiếm, khai thác thị trường xuất khẩu mới hoặc thay đổi cơ cấu sản phẩm để hướng vào thị trường nội địa. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong 10 tháng năm 2023 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên bắt đầu từ quý III, một số thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Do vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản trong tỉnh cần theo dõi sát diễn biến thị trường, đồng thời chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại, tham gia chế biến sâu và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, để nắm có thể bắt tốt cơ hội khi thị trường sáng sủa hơn.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đang tăng tốc nhập nguyên phụ liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu 11 tháng bằng cả năm 2023
Tính đến giữa tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt hơn 680 tỷ USD. Kết quả này đã bằng hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2023.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.