Các trường học chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ nhỏ
Tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy, quai bị...là những bệnh được các chuyên gia dịch tễ cảnh báo sẽ có nguy cơ bùng phát trong đầu năm học bởi hiện đang là mùa cao điểm của dịch bệnh. Do đó tại các trường học hiện nay việc đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh cho trẻ nhỏ luôn được ưu tiên hàng đầu với mục tiêu không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
Trong tiết học về kỹ năng phòng dịch của lớp 1Q2, trường Tiểu học và Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Fansipan, thành phố Thanh Hóa… Các em học sinh được cô giáo hướng dẫn các bước rửa mặt sao cho đúng cách, từ đó giúp trẻ hình thành thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, cùng với việc thường xuyên hướng dẫn cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân thông qua các bài học kỹ năng mềm, công tác vệ sinh môi trường phòng học, phòng ngủ, nhà bếp một cách thường xuyên, nhất là khâu chế biến thức ăn cho trẻ luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm.
Thầy giáo Phạm Văn Thuận, Trường Tiểu học và THCS, THPT Fansipan, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh một cách cụ thể, như: tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nâng cao nhận thức trong công tác phòng chống dịch, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về triệu chứng cũng như những biểu hiện của một số dịch bệnh phổ biến đang xảy ra thông qua các bản tin…đưa các chương trình học kỹ năng mềm về phòng chống dịch bệnh, chú trọng bổ sung dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn cho các con để tăng sức đề kháng, phòng bệnh trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp".
Đón hơn 200 trẻ đăng ký học trong kỳ nghỉ hè, trường mầm non Hoa Hướng Dương, thành phố Thanh Hóa đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh để bảo đảm sức khỏe cho trẻ khi đến trường.
Việc khử khuẩn, vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ chơi cho trẻ được Nhà trường thực hiện liên tục mỗi ngày. Trường đã bố trí các dụng cụ rửa tay xà phòng ở các lớp, giáo dục cho trẻ việc rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, nơi công cộng… Ngoài ra, công tác kiểm tra sức khỏe, tiêm vắc-xin định kỳ cho trẻ cũng được nhà trường phối hợp với phụ huynh và các Trạm y tế triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhà trường đặc biệt chú trọng tới vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa, đảm bảo dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng, góp phần giúp trẻ phòng tránh được dịch bệnh.
Đồng thời, nhà trường quán triệt đến toàn bộ giáo viên, nhân viên theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ hàng ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp có trẻ, học sinh mắc bệnh để thông báo ngay cho các đơn vị y tế phối hợp xử lý kịp thời.
Cô giáo Vũ Thị Hiền, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hướng Dương, thành phố Thanh Hóa cho biết để phòng chống dịch bệnh, nhà trường rất mong phụ huynh sẽ phối hợp cùng nhà trường theo dõi sức khỏe của trẻ, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh nên được cách ly kịp thời không để lây lan thành dịch. Bên cạnh đó, cần thực hiện việc tiêm vaccine theo đúng khuyến cáo của ngành y tế.
Theo các chuyên gia y tế, hiện tại đang là mùa cao điểm một số dịch bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về hô hấp, tiêu hoá như: viêm phổi, cúm A, tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột...Trong khi đó, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trước sự thay đổi của thời tiết, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Hiện sốt xuất huyết và tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy công tác phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh và nhà trường cần quan tâm đến chế độ ăn uống cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường cho trẻ nhằm giảm thiểu tối đa các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, các nhà trường tăng cường phối hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chủ động theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng ngày để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời không để lây lan thành dịch; thường xuyên cập nhật thông tin bệnh truyền nhiễm từ ngành y tế và kiến thức kỹ năng xử lý dịch bệnh, từ đó xây dựng trường học an toàn, giúp trẻ khỏe mạnh, học tập và phát triển tốt.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc
Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện virus mới có thể tiêu diệt siêu vi khuẩn kháng thuốc, mở ra hướng đi mới trong cuộc chiến chống kháng kháng sinh.
Tỷ lệ người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại Việt Nam hiện tại là hơn 60%
Theo Hiệp hội Phòng chống đái tháo đường thế giới (IDF), ước tính hiện nay có khoảng trên 530 triệu người trưởng thành ở độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số, trong đó có hơn 6,7 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường. Tại Việt Nam có hơn một nửa người trưởng thành chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Với mong muốn ngày càng có nhiều người dân được chăm sóc sức khoẻ toàn diện, năm 2023, tỉnh Thanh Hoá đã tặng gần 35.000 thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tính đến hết tháng 10 năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá có 100% hộ nghèo và trên 98% hộ cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.