Các trường mầm non phòng dịch bệnh mùa đông xuân cho trẻ
Thời tiết mùa đông - xuân thuận lợi cho sự phát triển của nhiều dịch bệnh ở trẻ nhỏ. Để dịch bệnh không bùng phát trong nhà trường, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Quảng Xương đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
Trên địa bàn huyện Quảng Xương có 30 trường mầm non công lập và 9 cơ sở mầm non tư thục với tổng số gần 11.700 học sinh. Tuần học đầu tiên sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỷ lệ học sinh mầm non đi học đạt gần 90%. Đa phần trẻ chưa thể đến trường là do bị ốm. Trước sự gia tăng của một số bệnh truyền nhiễm mùa đông - xuân như: cúm, tay chân miệng, thuỷ đậu, tiêu chảy, các nhà trường đã quán triệt đến toàn bộ giáo viên phải tăng cường trao đổi với phụ huynh, chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp trẻ mắc bệnh để có biện pháp cách li, tránh lây lan thành dịch; thực hiện thường xuyên việc vệ sinh trường, lớp, đồ dùng bán trú, đồ chơi của trẻ được. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được cân đối phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Trường, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với trẻ lớp lớn, nhà trường tổ chức cho trẻ ăn 1 bữa chính, 1 bữa phụ, trẻ nhỏ ăn 1 bữa chính, 2 bữa phụ; mùa này tăng cường thêm rau xanh, củ quả, cân đối chất đạm phù hợp. Ngoài ra, nhà trường giữ ấm cho trẻ, lắp nền xốp, tuyên truyền để phụ huynh chăm sóc tốt sức khoẻ trẻ".
Sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sinh hoạt tập thể tại trường học là nguyên nhân khiến học sinh, nhất là ở bậc mầm non dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh tại trường học cần được tăng cường và thực hiện một cách thường xuyên.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.