Cải tạo vườn tạp trồng cau cho hiệu quả cao
Thay vì trồng cau lấy bóng mát như trước đây, khoảng chục năm nay, người dân xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng cau thương phẩm. Đến nay, diện tích trồng cau đã được nhân rộng ở hầu hết các vườn tạp trong xã. Năm nay, cau được mùa, giá lại cao gấp đôi so với các năm, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương.
Gia đình ông Nguyễn Văn Cộng, thôn 4 là một trong những hộ đầu tiên trồng cau của xã Nga Liên. Với 5 sào đất vườn, ông cải tạo lại và trồng 500 gốc cau. Ngay từ đầu vụ, vườn cau của gia đình ông đã được thương lái đến đặt mua quả tươi với giá 550 nghìn đồng mỗi cây. Không chỉ bán quả cau tươi, 2 năm nay, ông Cộng còn ươm cau giống để bán cho người dân trong tỉnh, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Ông Nguyễn Văn Cộng, thôn 4, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn cho biết: "Trước đây vườn này nhà tôi trồng hồng xiêm nhưng sâu nhiều, không hiệu quả. Từ năm 2004 chuyển sang trồng cau thấy không sâu bệnh, giá bán năm nay gấp đôi năm ngoái, giá trị kinh tế cao. Cây cau ít công chăm sóc. Năm nay tôi dự định bán thêm 2000 cây cau giống".
Với lợi thế đất vườn tạp rộng, từ năm 2012, chính quyền xã Nga Liên đã vận động người dân cải tạo, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng, trong đó, cây cau được khuyến khích trồng nhiều nhất. Xã cũng đã giao cho Hợp tác xã, Hội Nông dân đấu mối với các đơn vị tổ chức chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho bà con.
Sau thành công ban đầu của một số hộ, người dân địa phương đã học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhân rộng diện tích trồng cau trong vườn tạp. Hiện nay, cả xã có gần 1000 hộ trồng cau, nhà ít khoảng từ 300 - 400 m2, nhà nhiều thì 3000 m2. Theo các hộ dân nơi đây, trồng cau có nhiều ưu điểm như: dễ chăm sóc, ít chi phí, dễ tiêu thụ, giá cả ổn định… Vài năm gần đây, nhiều hộ còn học kỹ thuật ươm giống cau để bán với giá từ 40 - 50 nghìn đồng 1 cây, mang lại nguồn thu ổn định.
Bà Hoàng Thị Chung, thôn 4, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn phấn khởi chia sẻ: "Nhà tôi trồng được 120 gốc cau, trồng hơn 10 năm nay, vừa rồi bán được 630 triệu. Tôi cũng đã trồng thêm được 100 cây chưa thu hoạch, còn vườn đất nữa,cuối năm sẽ trồng hết 100 cây cau để tăng thu nhập cho gia đình".
Ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Đảng ủy xã Nga Liên, huyện Nga Sơn cho biết: "Nghị quyết của Đảng bộ xã cũng đã khuyến khích người dân địa phương cải tạo vườn tạp trồng cau. Thời gian tới, xã tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích vườn tạp trồng cau vì mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, xã Nga Tiến bên cạnh đây cũng đã có cơ sở chế cau, giúp người dân tiêu thụ".
Qua nhiều năm cho thấy, cây cau khá phù hợp với đất vườn tạp xã Nga Liên, cho nhiều quả, mẫu mã đẹp, được thương lái đến đặt mua tận vườn. Để cây cau phát triển bền vững, chính quyền địa phương đang đấu mối, liên kết với các đơn vị chế biến ngoài tỉnh, nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người dân.
Mường lát tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản
Sáng ngày 6/11, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mường lát phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa, tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê lai sinh sản năm 2024 cho 30 học viên là các hộ đã nuôi dê và đang có nhu cầu nuôi dê trên địa bàn huyện.
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) - Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, diễn ra tại Hà Nội, sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thực phẩm nông sản dịp cuối năm
Nông sản, thực phẩm là nhóm hàng hoá luôn có nhu cầu tiêu dùng mạnh trong dịp cuối năm và Tết. Đón bắt nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch tăng sản lượng, linh hoạt các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ dịp cuối năm.
Nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả
Để nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp Thanh Hóa và các địa phương đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao đạt 57,6%.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ đông 2024-2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân năm 2025.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025.
Chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam có chiều hướng gia tăng. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.