Câu chuyện xóa “3 không” ở bản nghèo
Bản Đô Sơn và Đô Quăn của xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa từng là bản “3 không”: Không đường – không điện – không sóng điện thoại. Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương và các cấp ủy, chính quyền, nơi đây đã chuyển mình, bừng lên sức sống mới.
Con đường dẫn vào 2 bản Đô Sơn, Đô Quăn không còn cảnh sình lầy, trơn trượt như mấy năm về trước…
Với bản Đô Sơn, chúng tôi từng vài lần vào thăm. Đây là khu vực có nhiều khó khăn, thế nên trong suy nghĩ, chúng tôi cho rằng đời sống nơi đây khó có thể thay đổi một cách nhanh chóng.
Nằm cách trung tâm xã Thạch Lập khoảng 10 km, Đô Sơn - một thôn 100% là đồng bào dân tộc Mường - cư dân thưa thớt, sinh sống không tập trung nhưng lại không có đường giao thông, việc đi lại đều phải qua nương, xuyên rừng. Bà con thường ít khi rời bản, trừ những trường hợp cần thiết như ốm đau hay đi chợ mua đồ dùng sinh hoạt; cuộc sống gần như tách biệt, hoàn toàn tự cung, tự cấp.
Nhưng lần này, chúng tôi đã thấy Đô Sơn có những thay đổi đáng mừng. Một tuyến đường bê tông chạy xuyên suốt bản nối đến huyện Bá Thước.

Ở hai bên đường, nhiều nhà ở của dân bản đã được sửa sang, lợp mái tôn hay ngói đỏ chắc bền. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sức sống mới đang về với Đô Sơn.
Ông Phạm Văn Minh, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Đô Sơn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Nhờ xóa được "3 không", bản Đô Sơn đã khang trang hơn trước rất nhiều. Khi gặp gỡ dân bản, chúng tôi thấy những e ngại, rụt rè vốn có của họ cũng đã phần nào được xóa bỏ. Họ không còn ngại tiếp xúc với người lạ, và trên những khuôn mặt sạm đen khắc khổ đã hiện rõ niềm vui và sự tin tưởng về một tương lai tươi sáng.
Đàn trâu hơn 10 con của gia đình ông Quách Công Thạch trước kia phải chăn nuôi bên tận Lang Chánh. Cũng bởi nông sản nuôi trồng được, lúc bán ra hết sức khó khăn. Khi chưa có đường giao thông, hàng hóa của người dân muốn mang đi chợ bán đều phải vận chuyển bộ xuống núi theo lối mòn mất hơn 3 tiếng đồng hồ. Muốn bán được gia súc, các hộ phải mổ ngay tại bản, sau đó chia thành các miếng nhỏ, cho vào gùi cõng xuống chợ. Vì thế giá trị sản phẩm bị giảm đi và mất nhiều công sức. Nhưng kể từ năm 2019, bản đã xóa "3 không", ông Thạch dẫn trâu về chăn nuôi gần nhà, vừa phát triển kinh tế lại có điều kiện chăm sóc gia đình.
Ông Quách Công Thạch, Bản Đô Sơn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bây giờ bản có đường, điện, đi lại thuận tiện rồi, gia đình cũng yên tâm phát triển kinh tế, thương lái họ vào tận bản mua, mỗi năm thu nhập cũng được trăm triệu, kinh tế cũng tạm ổn".
Một minh chứng rõ nét cho việc xóa 3 không ở bản nghèo đó chính là thay đổi tư duy của người dân, bà con đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng những cây con mới có chất lượng, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Sau khi có điện, được xem phổ biến kiến thức qua truyền hình, gia đình ông Phạm Văn Cường đã thay đổi tư duy chăn nuôi cũ, quyết định phát triển mô hình nuôi gà thả vườn và trồng gần 100 gốc bưởi da xanh. Để gà phát triển khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon, gia đình ông đã tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, dùng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, sử dụng đệm lót sinh học, máng ăn và máng uống tự động để vừa hạn chế thức ăn dư thừa, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện, gia đình ông Phạm Văn Cường là một trong những hộ phát triển kinh tế điển hình của bản Đô Sơn.

Vào điện thoại, máy tính xem thông tin, văn bản được Đảng ủy cấp trên gửi về qua các nhóm zalo giờ đây là việc làm thường xuyên của các Bí thư chi bộ, trưởng bản. Từ khi có điện, có sóng wifi, các chi bộ đã lập nhóm zalo chung để thường xuyên triển khai công việc và trao đổi, theo dõi, nắm bắt thông tin. Trước mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, các nội dung cần phổ biến, quán triệt đều được đăng tải trên nhóm zalo để các thành viên trong chi bộ cùng nắm bắt, chủ động chuẩn bị các ý kiến. Người dân được tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước kịp thời, từ đó càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Chỉ vài năm trước, Đô Quăn là bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của xã Thạch Lập. Nơi đây khi chưa có điện lưới quốc gia, phải sống trong lạc hậu và "nghèo đói" về thông tin. Vài năm nay, điện của Nhà nước được kéo về, đồng bào đã tự tìm đến ánh sáng văn hóa, hòa nhập với cuộc sống văn minh. Trẻ con trong bản được học bằng ánh điện.

Việc xóa "3 không" có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đô Quăn, mang lợi ích kết nối thông tin, kết nối Internet, giúp người dân nâng cao khả năng nhận thức, tiếp cận thông tin, giao thương và học tập, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Với 54 hộ dân, 245 nhân khẩu, bản Đô Quăn hiện nay chỉ còn 5 hộ nghèo. Đây là con số đáng mừng ở bản nghèo này kể từ khi xóa "3 không".
Khi chúng tôi đến thăm nhà, chị Lê Thị Nguyễn đang tất bật với công việc bán hàng tạp hóa, tư vấn cách đặt hàng, chuyển khoản khi mua hàng online. Người phụ nữ dân tộc Mường này được nhiều bà con trong bản nể phục bởi sự nhanh nhẹn, tháo vát, xây dựng đời sống khấm khá nhờ việc kinh doanh sản vật bản địa như mật ong, mắc khén, bánh nhãn... Và nay, nhờ bắt kịp xu hướng công nghệ số, chị Nguyễn ngày càng thuần thục với việc kinh doanh trên mạng xã hội, nền tảng internet.

Chị Lê Thị Nguyễn, thôn Đô Quăn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ rằng, trước kia buôn bán phải đi ra tận trung tâm mua hàng hóa về bán, giờ thì xe vào tận bản.
Hiện nay, không chỉ chị Nguyễn, mà rất nhiều người trẻ trong bản đã lập fanpage để quảng bá, giới thiệu các nét văn hóa, phong cảnh của quê hương mình. Có thể thấy rằng, từ khi tỉnh triển khai chuyển đổi số, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách địa lý, là cánh cửa quan trọng để bà con vùng cao tiếp cận nhanh hơn với những tri thức mới.
Chị Phạm Thị Trọng, thôn Đô Quăn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Có mạng, tôi có điều kiện học hỏi, quảng bá, học cách bán hàng online".
Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng các bản nghèo Đô Sơn hay Đô Quăn đang dần có những thay đổi tích cực. Có được điều này là nhờ trong nhiều năm qua, Trung ương và các cấp ủy, chính quyền địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt, thực hiện nhiều chương trình dự án với mục tiêu thay đổi mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.

Những ai từng tới những bản nghèo này sẽ cảm nhận rõ sự chuyển mình, sức sống mới nơi đây. Việc xóa "3 không" như một cuộc cách mạng giúp thay đổi đời sống đồng bào. Bản có đường bê tông để đi, có điện thắp sáng, hạ tầng phát sóng viễn thông đã được đầu tư. Tuy còn phải phấn đấu nhiều để nâng cao mức sống, nhưng bà con luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong thôn bản không để xảy ra việc truyền đạo, học đạo trái phép; các hộ dân luôn đoàn kết, yêu thương nhau. 100% các hộ cam kết xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Tin tưởng rằng khi trở lại đây lần nữa, chúng tôi sẽ được chứng kiến thêm nhiều đổi thay đáng phấn khởi trên vùng đất này.

Cuộc thi báo cáo án hình sự bằng sơ đồ tư duy tại huyện Nông Cống
Tại huyện Nông Cống, cụm thi đua số 3, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức cuộc thi “Báo cáo án bằng sơ đồ tư duy trong ngành Kiểm sát Nhân dân” năm 2025.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong dự báo thời tiết, cảnh báo sớm thiên tai
Thời gian qua, Đài Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để nâng cấp hệ thống quan trắc, hỗ trợ dự báo thời tiết thông minh. Qua đó nâng cao chất lượng các bản tin dự báo thời tiết, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, chính xác, giúp cảnh báo sớm để chủ động phòng chống, ứng phó với diễn biến phức tạp, bất thường của thời tiết, thiên tai.

Huyện Quảng Xương bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Huyện Quảng Xương vừa tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ bà Nguyễn Thị Giá, thuộc hộ cận nghèo ở thôn 6 xã Quảng Nhân

Các ngày 19, 20/04, khu vực vùng núi tỉnh Thanh Hóa nắng nóng mở rộng ra nhiều nơi
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (18/04), ở khu vực vùng núi tỉnh Thanh Hóa trời nắng. Nhiệt độ không khí lúc 13h00 tại các trạm KT phổ biến từ 33 - 34 độ C; độ ẩm tương đối từ 60 - 70%.

Kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện an toàn
Để bảo vệ tính mạng, tài sản và hạn chế tối đa tai nạn do điện gây ra, Công ty Điện lực Thanh Hóa khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt hệ thống điện như sau:

Nguyên nhân các phương tiện thủy nội địa không có đăng kiểm
Thống kê hiện nay Thanh Hóa đang có hơn 180 phương tiện thủy nội địa đã hết hạn kiểm định nhưng vẫn chưa thể đăng kiểm. Nguyên nhân chính là bởi chủ phương tiện thủy nội địa đã tự ý hoán cải từ phương tiện chở hàng khô sang vận chuyển khai thác cát, khiến thông số kỹ thuật của phương tiện không đúng với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, hiện nay Thanh Hóa chỉ có 2 cơ sở đủ điều kiện sửa chữa phương tiện trước khi lên đà đăng kiểm đều nằm ở khu vực hạ lưu, trong khi phương tiện phần lớn lại nằm ở vùng thượng lưu. Do vậy việc di chuyển đưa phương tiện đến khu vực lên đà gặp nhiều khó khăn.

Kế hoạch phục vụ vận tải dịp nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5
Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5.

Đề nghị bàn giao mặt bằng xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị phối hợp chỉ đạo các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 4/2025.

Toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 20.000 lao động
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, luỹ kế 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 20 nghìn lao động, trong đó, có 2.712 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 34,3% kế hoạch.

Đẩy mạnh công tác phòng chống cháy rừng khu vực giáp đền, chùa, khu di tích
Nguy cơ xảy ra cháy rừng đang tăng cao khi cả tỉnh đã bước vào những tháng nắng nóng, đặc biệt, tại các điểm giáp với đền, chùa và khu di tich. Để nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng và hạn chế nguy cơ, lực lượng Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ phối hợp với các Ban quản lý khu di tích, đền, chùa liên tục duy trì hoạt động tuần tra, ký các bản cam kết không vi phạm trong sử dụng lửa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.