Chăm sóc da khi bị dị ứng
Dị ứng ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Mặc dù hầu hết không gây tử vong hoặc đau đớn, nhưng việc da bị phát ban, sẩn ngứa... ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy phải làm gì khi da bị dị ứng?

Rửa sạch da
Nếu tiếp xúc với dị nguyên (đã xác định được hoặc nghi ngờ), bạn cần đưa dị nguyên ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Rửa sạch vùng da tiếp xúc với dị nguyên bằng xà phòng và nước ấm để giảm mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Tránh sử dụng xà phòng chứa sodium laurel sulfate vì hóa chất này thường kích thích phản ứng dị ứng. Nên lựa chọn sản phẩm rửa dịu nhẹ, không mùi hương như aveeno, cetaphil...
Tránh gãi
Hành động gãi chỉ khiến kích thích thêm cơn ngứa và kéo dài thời gian của phản ứng dị ứng, thậm chí khiến vùng phát ban lan rộng. Vì vậy, không nên chạm hoặc gãi vùng phát ban. Để giảm ngứa bạn có thể đắp gạc ướt và mát lên vùng da kích ứng. Nhúng băng gạc hoặc một chiếc khăn mỏng vào nước mát. Vắt khăn hoặc gạc sao cho vẫn ẩm nhưng không rỏ nước và bọc quanh vùng da bị tổn thương.
Duy trì môi trường mát mẻ
Sự nóng bức và đổ mồ hôi có thể khiến bệnh nặng thêm, do đó điều quan trọng là phải lưu ý đến nhiệt độ môi trường. Luôn tắm rửa sau khi đổ mồ hôi. Ngoài việc mất nước khiến da bị khô, đổ mồ hôi cũng để lại muối trên da, có thể gây kích ứng và phát ban.
Mặc quần áo làm từ vải sợi thiên nhiên
Các chất liệu như cotton, lụa và vải tre thường ít kích ứng da hơn vải polyester. Nên tránh mặc đồ len vì chất liệu này thường gây kích ứng da. Giặt quần áo mới trước khi mặc. Điều này có thể giúp loại bỏ các hóa chất dùng trong quá trình sản xuất có thể gây kích ứng da.
Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm và bảo vệ da
Tùy thuộc vào đặc thù công việc mà bạn có thể khó tránh khỏi hoặc khó xác định tất cả các chất kích ứng tiềm ẩn. Do đó, để tránh phản ứng dị ứng, bạn nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm da và bảo vệ da. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm như lotion tự nhiên có chứa thành phần như glycerin, hyaluronic acid và propylene glycol. Những thành phần này giúp kéo dài hiệu quả dưỡng ẩm. Sản phẩm dưỡng ẩm tốt có thể giúp da khỏe mạnh để chống lại phản ứng dị ứng.
Bất kỳ vết thương hở nào cũng có thể làm tăng nguy cơ da bị ảnh hưởng bởi dị nguyên. Đeo găng tay cao su dày khi làm việc với hóa chất hoặc chất tẩy rửa có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với da, từ đó giảm phản ứng dị ứng. Ở nhà, bạn nên mua một đôi găng tay cao su để dùng và mua cả dép cao su để mang khi vệ sinh nhà bếp, nhà tắm.
Đề phòng các “tác nhân kích thích”
Đối với một số người, tác nhân kích thích có thể là một số loại thức ăn, bụi, xà phòng, quần áo, nước hoa… Liệt kê các tác nhân kích thích có thể liên quan đến việc bùng phát phản ứng dị ứng trong trường hợp của bạn và cần hết sức tránh. Phòng ngừa là phương thuốc hữu hiệu nhất, do đó nếu bạn nhận ra và tránh các tác nhân kích thích có thể giúp bạn giảm đáng kể các triệu chứng.
Cảnh báo
Nhiều phản ứng dị ứng trên da không nghiêm trọng và tự lành lại theo thời gian. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, mờ mắt, ho hoặc thở khò khè, khó thở, sưng môi, lưỡi, tay chân, hoặc phát ban. Đó có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được xử lý nhanh chóng. Nhiều loại nguyên liệu thảo mộc được quảng cáo sẽ giúp giảm dị ứng trên da nhưng thực chất không được các cơ quan quản lý chấp thuận và cũng không có tác dụng. Tốt nhất bạn nên dùng những nguyên liệu đã được thử nghiệm và chứng minh công dụng.
Theo Minh Anh
Sức khỏe & Đời sống
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.