Thị xã Nghi Sơn phát triển chế biến thủy sản
Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 2.000 phương tiện khai thác hải sản các loại, cho sản lượng khai thác đạt gần 40.000 tấn thủy hải sản mỗi năm. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, người dân địa phương đã phát triển ngành nghề chế biến thủy hải sản, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động vùng biển.
Gia đình bà Đồng Thị Huy là một trong những hộ đầu tiên của phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn phát triển nghề chế biến nước mắm Do Xuyên - Ba Làng nổi tiếng. Để phát triển nghề bền vững, cơ sở sản xuất nước mắm Tác Huy của gia đình bà luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm trong các khâu chế biến; đồng thời, đổi mới vỏ chai, nhãn mác... Nhờ đó, gia đình bà được các đại lý của hơn 30 tỉnh thành trong cả nước đặt hàng tại chỗ với số lượng gần 6000 lít sản phẩm các loại, trừ chi phí cho lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Hiện nay, sản phẩm nước mắm cá cơm, mắm tôm, mắm tép của gia đình bà đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao Ocop cấp tỉnh.
Với nguồn nguyên liệu sẵn có, nhiều năm nay, thị xã Nghi Sơn đã khuyến khích phát triển ngành nghề chế biến thủy hải sản tại các vùng cửa lạch, như: Hải Thanh, Hải Bình, Hải Châu, Thanh Thủy… Thị xã cũng quan tâm hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đồng thời, tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất; khuyến khích thành lập các hợp tác xã liên kết chế biến thủy hải sản…Thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở, hộ làm nghề chế biến thủy hải sản. Đến nay, trên địa bàn thị xã đã phát triển được 45 doanh nghiệp, 231 cơ sở chế biến thủy hải sản, trong đó, có nhiều doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn hàng xuất khẩu vào một số nước châu Á. Năm 2021, sản lượng thu mua chế biến thủy hải sản đạt gần 130 nghìn tấn, vượt 7,9% so với kế hoạch và tăng 31,7% so với cùng kỳ.
Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND phường Hải Bình, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Thời gian tới, UBND tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền đến nhiều hộ dân, liên kết sản xuất theo chuỗi... mục tiêu để phát triển kinh tế nghề biển, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến các mặt hàng thủy hải sản."
Nhờ sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt các tiêu chuẩn theo quy định nên thị xã Nghi Sơn đã có 9 sản phẩm chế biến thủy hải sản được công nhận Ô cốp cấp tỉnh; trong đó, có 1 sản phẩm mắm tôm đạt 4 sao; 2 sản phẩm nước mắm và 6 sản phẩm mắm tôm, mắm tép đạt 3 sao. Nghề chế biến thủy hải sản cũng đã giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng 1 người 1 tháng.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.