Chia rẽ sâu sắc tại châu Âu sau chiến thắng của Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong khi lãnh đạo nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Venezuela, Iran hay Nhật Bản đã gửi điện chúc mừng và lời hứa hợp tác đến Moscow sau khi được tin ông Putin tiếp tục "làm chủ" điện Kremlin, thì châu Âu lại đang chứng kiến sự mâu thuẫn trong quan điểm nhìn nhận về chiến thắng này.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4. Ảnh Getty Images |
Theo Guardian, phản ứng của các nước châu Âu khi ông Putin tái đắc cử có nhiều sự khác biệt.
Trong khi một bên thì cho rằng việc hàn gắn mối quan hệ với Nga là điều cần thiết và sẽ mang lại những lợi ích nhất định, thì bên còn lại quan ngại rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Putin, nước Nga sẽ tiếp tục quay lưng với những giá trị tự do phương tây cũng như nhiều quy tắc quốc tế, thậm chí còn chỉ trích những người “vạ miệng” chúc mừng chiến thắng của ông Putin.
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã hứng chịu sự chỉ trích vì bức thư chúc mừng ông Putin. Ông bị cáo buộc nhượng bộ Tổng thống Nga và phớt lờ vụ tấn công bằng chất độc đối với cựu điệp viên hai mang gốc Nga Sergei Skripal và con gái Yulia ở Anh.
Theo Sky News, trong lá thư gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin để chúc mừng ông tái đắc cử nhiệm kỳ 4, ông Jean-Claude Juncker đã viết: “Tôi luôn cho rằng quan hệ tích cực giữa Liên minh châu Âu (EU) và Liên bang Nga có ý nghĩa then chốt với an ninh khu vực”. Ngoài ra, ông Juncker cũng nhấn mạnh mục tiêu chung tái thiết lập trật tự an ninh hợp tác liên châu Âu và hy vọng Tổng thống Nga sẽ tận dụng nhiệm kỳ 4 để theo đuổi mục tiêu này.
Guy Verhostadt, người phụ trách việc Anh rời EU, chỉ trích ông Juncker rằng “đây không phải lúc để chúc mừng”.
Ngoài ra, nghị sĩ Nghị viện châu Âu Ashley Fox bày tỏ, bức thư của ông Juncker là “đáng xấu hổ”. “Việc ông không đề cập đến trách nhiệm của Nga về vụ tấn công bằng chất độc thần kinh cấp quân sự với người vô tội ở khu vực bầu cử của tôi là điều đáng không chấp nhận được”, ông nói. Thêm vào đó, ông Fox cho rằng chủ tịch Jean-Claude Juncker đang nhượng bộ một người đàn ông đe dọa tới an ninh phương Tây.
Trái ngược hẳn với những lời phản pháo mạnh mẽ nêu trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mở đường cho những hợp tác cởi mở hơn. Bà đã gửi lời chúc mừng đến ông Putin và bày tỏ hy vọng xây dựng hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.
“Hôm nay, điều quan trọng là phải tiếp tục đối thoại và duy trì quan hệ giữa các nước và các quốc gia. Nhận thức được điều này, chúng ta cần những nỗ lực mang tính xây dựng để tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề song phương và quốc tế. Tôi xin chúc ông Putin đạt được nhiều thành công trong giải quyết các vấn đề mà ông phải đối mặt”, bà Merkel nhấn mạnh trong thông điệp của mình gửi đến ông Putin.
Tuy nhiên, dù các nước thành viên EU trước đó có vẻ như khá im hơi lặng tiếng thì sau khi bà Merkel lên tiếng, nhiều quốc gia đã có những phản ứng đầu tiên. Sự tương phản giữa các nguyên thủ và chính trị gia các nước tại châu Âu được thể hiện rõ nét trong cuộc họp vào ngày 19-3 giữa chính phủ Ba Lan, một nước EU vốn phản đối Nga, với Thủ tướng Đức Angela Merkel, một nguyên thủ cường quốc tại châu Âu có quan điểm muốn cải thiện quan hệ với ông Putin.
Trong cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Konrad Szymański, đã lên tiếng kêu gọi Đức hủy bỏ chương trình xây dựng đường ống Nord Stream 2, dự án trị giá hàng tỷ USD dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức và châu Âu.
Các quan chức trong chính quyền bà Merkel đã khéo léo từ chối yêu cầu này, đồng thời chỉ ra rằng đường ống dẫn dầu dài đến 1.225 km với chi phí 7,8 tỷ Euro (tương đương 11 tỷ USD) này là dự án tư nhân và chính phủ không có cơ sở pháp lý để ngăn cản dự án.
Trợ lý của Thủ tướng Đức cũng hy vọng ông Putin sẽ hướng tới hợp tác về vấn đề Ukraine, căn nguyên chủ yếu của những lệnh trừng phạt hiện tại của EU đối với Nga.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao nước này, ông Sigmar Gabriel nhận định, các lệnh cấm vận cần được xóa bỏ và EU nên chấp nhận lời đề nghị của Tổng thống Putin, cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tiến vào Ukraine.
Trước đó, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu EU, Federica Mogherini, người vừa có chuyến thăm tới Ukraine vào tuần trước, lại khẳng định rằng việc nới lỏng cấm vận với Nga là một điều khó có thể xảy ra.
Cũng trong ngày 19-3, cùng chung quan điểm với bà Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay trong ngày 19-3 cũng đã gọi điện chúc mừng chiến thắng của Tổng thống Putin, chúc ông đạt được thành công mong muốn ông Putin gặt hái được thành công trong quá trình “hiện đại hóa chính trị, dân chủ, kinh tế và xã hội” nước Nga.
Trong khi đó, một số quốc gia miền Trung châu Âu, như Gruzia và Ba Lan, đã cảnh báo về những gì họ gọi là “mối đe dọa đang gia tăng của Nga”. Nhưng có một điều lấy làm lạ rằng trong khi châu Âu đang mâu thuẫn chồng mâu thuẫn về việc ông Putin tiếp tục giữ cương vị Tổng thống Nga, thì Anh vẫn chưa hề có bất kỳ phản ứng gì.
Hiện tại, căng thẳng trong quan hệ Anh – Nga hiện đang bị kéo xuống mức thấp đáng báo động trong lịch sử sau những tranh cãi liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái Yulia ở thành phố Salisbury của Anh hồi đầu tháng 3. Trong khi phía London tố cáo Nga, một số quan chức thậm chí còn chỉ đích danh Tổng thống Putin đứng đằng sau vụ tấn công, Moscow lên tiếng phủ nhận những cáo buộc này.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Singapore khởi công xây dựng nhà ga T5, sân bay quốc tế Changi với chi phí hàng chục tỷ USD
Sân bay Changi (Singapore) vừa khởi công nhà ga T5 với chi phí hàng chục tỷ USD. Đây được đánh giá là một bước đi táo bạo nhằm củng cố một trong những trụ cột kinh tế của Singapore.

Tăng trưởng kinh tế của Nga giảm mạnh so với cùng kỳ
Ngày 17/5, Kyiv Independent dẫn báo cáo của Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat) cho biết, tăng trưởng kinh tế của Nga suy giảm.

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp
Sáng 18/5, giá dầu thế giới tiếp tục nhích lên trong bối cảnh thị trường chờ đợi diễn biến mới từ thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran, cùng với căng thẳng địa chính trị tại nhiều khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Syria công bố quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang và thành lập Ủy ban chuyển tiếp tư pháp quốc gia
Trong nỗ lực tái thiết đất nước sau 14 năm nội chiến, chính quyền chuyển tiếp Syria ngày 17/5 đã đồng thời công bố hai quyết định quan trọng: thống nhất các lực lượng vũ trang dưới một bộ chỉ huy và thành lập Ủy ban chuyển tiếp tư pháp quốc gia.

Đàm phán Nga-Ukraine được tiếp thêm động lực, tổng thống Mỹ sẽ điện đàm với các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine
Tiếp nối động lực của các cuộc đàm phán 3 bên tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/5 cho biết sẽ lần lượt điện đàm với các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine và nhiều nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 19/5 về chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, phê duyệt hợp đồng bán tên lửa hơn 300 triệu USD
Phát biểu với báo giới sau khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Albania, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Mỹ đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp quốc phòng nước này, đồng thời phê duyệt một hợp đồng bán tên lửa trị giá hơn 300 triệu USD, trong bối cảnh quan hệ song phương được cải thiện.

Bất chấp căng thẳng thuế quan với Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 tăng mạnh
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 4/2025 tăng mạnh hơn dự báo, do các nhà sản xuất ở nước ngoài đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc để tranh thủ làm hàng xuất khẩu trong giai đoạn 90 ngày Mỹ hoãn thuế đối ứng.

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba
Cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 30 năm về thương hiệu Cohiba, thương hiệu xì gà cao cấp nổi tiếng của Cuba, vừa có một bước ngoặt quan trọng khi tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho Cuba một lần nữa.

Tổng thống Ukraine: Sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Nga nếu Tổng thống Putin chấp thuận lệnh ngừng bắn
Một ngày sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin đưa đề xuất đàm phán trực tiếp và vô điều kiện với Ukraine dự kiến diễn ra vào thứ 5, 15/5 tại Thổ Nhĩ Kỳ- và ngay sau thông điệp khẩn cấp của Tổng thống Mỹ đưa ra tối ngày 11/5, theo giờ địa phương, yêu cầu Ukraine chấp thuận cuộc đàm phán với Nga, Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ sẵn sàng tham dự trong trường hợp Moscow chấp thuận lệnh ngừng bắn.

Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Ngày 11/5, các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc hai ngày đàm phán thương mại ở Geneva, Thụy Sỹ. Phía Mỹ cho biết, hai bên đã đạt được thỏa thuận cho các vấn đề thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, và chi tiết cụ thể của thỏa thuận này sẽ được công bố vào sáng ngày 12/5 (theo giờ Mỹ).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.