Chủ động nguồn giống cung ứng cho sản xuất vụ mùa
Trong vụ mùa năm nay, Thanh Hóa cần khoảng 4.000 tấn lúa giống các loại, trong đó trên 70% là giống lúa thuần. Hiện nay, các doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ số lượng giống và cung ứng tới các địa phương phục vụ bà con nông dân. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chủng loại theo cơ cấu sản xuất, các cơ quan chuyên môn đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn giống.
Theo kế hoạch vụ mùa năm 2024, Thanh Hóa sẽ gieo trồng 152 nghìn ha, trong đó có gần 113 nghìn ha lúa. Để tăng giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp xây dưng cơ cấu giống lúa theo nhu cầu thị trường.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 20 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa giống và phân phối qua hệ thống hàng trăm đại lý, hợp tác xã. Từ ngày 20/5 đến ngày 20/6/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm soát, lấy mẫu để kiểm tra nguồn giống tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống, ngăn ngừa các yếu tố mất mùa do chất lượng giống.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Chánh thanh tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Chánh thanh tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, Sở đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm. Đồng thời khuyến cáo người dân lựa chọn sản phẩm giống cây trồng có chất lượng tốt, có danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, đúng cơ cấu của tỉnh".
Theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, các địa phương cần tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy trà lúa mùa sớm; lựa chọn các giống cho năng suất cao, khả năng chống chịu và chất lượng tốt để tiếp tục cơ cấu bộ giống chủ lực, hạn chế cơ cấu giống lúa lai 3 dòng. Đồng thời, mỗi huyện mỗi huyện chỉ nên cơ cấu 5-6 giống chủ lực, mỗi xã từ 2-3 giống nhằm thực hiện tốt các biện pháp quản lý thâm canh, điều tiết nước và quản lý sâu bệnh hại. Phấn đấu vụ mùa 2024, tổng giá trị sản xuất đạt trên 9.000 tỷ đồng, tăng hơn 15,3 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Nghị quyết 68 tạo dư địa đất đai cho doanh nghiệp sản xuất
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là khó tiếp cận đất trong khu công nghiệp. Nghị quyết 68, với nhiều quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận đất đai được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Xuất khẩu rau quả: nhiều tín hiệu tích cực
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, 5 tháng năm 2025, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 2,1 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, xu hướng chung của ngành vẫn đang phát triển tích cực và bền vững.

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ chặt chẽ hơn
Chính phủ đang xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về kinh doanh xuất khẩu gạo. Dự thảo này bắt buộc thương nhân sở hữu kho chứa, tăng ràng buộc dự trữ, bổ sung chế tài xử phạt. Cùng với đó là mở rộng chính sách hỗ trợ và ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp có vùng nguyên liệu… Dự kiến Nghị định sẽ được áp dụng trong lĩnh vực xuất khẩu gạo từ năm 2026.

Thạch Thành: Vốn tín dụng chính sách hơn 696 tỷ đồng
Trong những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế.

Sử dụng phân bón hữu cơ, hướng tới nền nông nghiệp an toàn
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chuyển từ phân bón hóa học sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ. Qua đó, giúp bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tạo ra nông sản sạch, an toàn.

Từ 1/6, doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Từ 1/6, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế.

Khi tiểu thương chợ truyền thống bán hàng online
Tận dụng những lợi ích từ công nghệ số và mạng xã hội mang lại, nhiều tiểu thương đã kết hợp hình thức bán hàng truyền thống và buôn bán online nhằm tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với khách hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, đối với nhiều người, việc bán hàng online còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Thanh Hóa thu ngân sách 21.295 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 21.295 tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

Xuất nhập khẩu đạt trên 313 tỷ USD
Theo Cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/5, quy mô kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đã đạt hơn 313 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích trồng lúa, việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Mỗi năm, Thanh Hóa có hàng chục nghìn ha lúa được sản xuất theo hình thức liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.