ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chú trọng xuất khẩu nhưng đừng quên thị trường nội địa

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, vậy nhưng trong một thời gian dài, doanh nghiệp (DN) trong nước đã bỏ quên và chỉ chăm chú tập trung vào thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, không ít DN nước ngoài nhận thấy đây là thị trường tiềm năng và đang tận dụng các cơ hội để vào đầu tư.

09/12/2018 06:58

Theo nhận định của các chuyên gia, khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực thì cũng là lúc các DN xuất khẩu đối mặt với những rào cản thương mại, chủ nghĩa bảo hộ của các nước nhập khẩu. Chính vì vậy, việc quay trở lại tận dụng thị trường nội địa sẽ là giải pháp tối ưu cho DN...

Theo ghi nhận thị trường, chỉ riêng mặt hàng trái cây tại các siêu thị, chợ, shop trái cây... bày bán rất nhiều sản phẩm nhập khẩu. Trong đó, có nhiều loại trong nước trồng được với sản lượng lớn, nhưng vẫn nhập khẩu với giá cao ngất ngưởng như: dâu tây Nhật 580.000 đồng/kg, dâu tây Hàn Quốc 780.000 đồng/kg, cam Úc 145.000 đồng/kg, quýt Úc 180.000 đồng/kg, mận Mỹ 400.000 đồng/kg, hồng giòn Hàn Quốc 250.000 đồng/kg, mãng cầu (na) Đài Loan 419.000 đồng/kg, lựu Tây Ban Nha 395.000 đồng/kg, nho Hàn Quốc 625.000 đồng/kg, nho Mỹ 200 - 280.000 đồng/kg tùy loại...

Điều đáng nói, mặc dù các loại trái cây ngoại nhập trên giá cao gấp nhiều lần so với trái cây cùng loại hàng Việt, nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng (NTD) lựa chọn, trong khi một số loại trái cây trong nước thời gian qua phải chặt bỏ hoặc bán đổ bán tháo. Như thanh long nhà vườn đốn bỏ vì giá bán sản phẩm không đủ trả tiền thuê người hái; cam sành miền Tây bán đầy lề đường giá 5.000 đồng/kg, giờ thì đến lượt sầu riêng đến vụ thu hoạch nhưng bí đầu ra...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì các DN chỉ chú trọng đến thị trường xuất khẩu. Sản phẩm tốt được chọn để xuất khẩu, còn hàng xấu kém chất lượng thì đẩy ra thị trường nội địa. Mặc khác, từ trước đến nay, trái cây Việt cũng phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường dễ dãi, nên các DN trong nước, người nông dân, cũng không chú trọng nhiều đến quy trình sản xuất.

 
Trái cây trong nước giá thấp hơn so với trái cây nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường Trung Quốc cũng đã thay đổi chiến lược, yêu cầu sản phẩm Việt Nam khi xuất sang thị trường này phải có chứng nhận về truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Chính vì thế, sản phẩm vốn dành cho thị trường Trung Quốc nay đã ứ đọng, dồn vào thị trường nội địa, buộc phải bán đổ bán tháo để thu hồi vốn.

Đó là chưa kể, do việc “gác cổng” chưa tốt của cơ quan chức năng khiến hàng Trung Quốc tràn vào “đội lốt” hàng Việt. Những lý do trên dẫn đến hậu quả là NTD đã bị mất niềm tin vào hàng Việt.

Trong khi các DN bỏ ngỏ thị trường nội địa thì các DN nước ngoài đã nhanh chân “nhảy” vào và từng bước giành lấy thị phần. Rõ nét và khốc liệt nhất là ở thị trường bán lẻ. Sau Maximark, Ocean Mart và Metro AG, đầu tháng 10 vừa qua, 23 siêu thị Fivimart tiếp tục bị xóa tên khỏi thị trường bán lẻ, sau khi được sáp nhập vào hệ thống siêu thị Vinmart.

Đến nay, VinCommerce sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi Vinmart+ trên toàn quốc. Kế hoạch nhà bán lẻ đưa ra đến năm 2020 là mở rộng 200 siêu thị và 4.000 cửa hàng tiện lợi. Hệ thống Saigon Co.op, một tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ nội địa trong 3 ngày liên tiếp (29, 30-11 và 1-12) đã khai trương 3 siêu thị Co.opmart tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Đắk Lắk, nâng tổng số 105 siêu thị trên toàn quốc.

Không chỉ nhà bán lẻ trong nước đua nhau mở rộng, rất nhiều nhà bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam từ sớm. Như BigC có mặt tại Việt Nam với 35 siêu thị, Aeon 4 siêu thị, MM Mega Market 19 siêu thị, Lotte Mart 13 siêu thị... và hiện các nhà bán lẻ ngoại tại Việt Nam cũng rầm rộ bành trướng quy mô. Giữa tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Central Group (Thái Lan), đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị BigC tại Việt Nam đã khai trương Trung tâm thương mại tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang).

Tập đoàn này cũng từng tuyên bố “đổ” thêm 500 triệu USD vào để mở 500 điểm bán lẻ tại Việt Nam trong 5 năm tới. Aeon (Nhật) có tham vọng sẽ mở 20 siêu thị vào năm 2025 và Lotte Mart (Hàn Quốc) mở 60 siêu thị vào năm 2020 tại Việt Nam. Cuối tháng 10/2018, MM Mega Market cũng đã khai trương Trạm trung chuyển trái cây Bến Tre. Đây là trạm trung chuyển thực phẩm thứ 4 của MM Mega Market tại Việt Nam, sau Trạm trung chuyển thịt heo ở Đồng Nai (cung cấp 250 tấn/tháng); Trạm trung chuyển cá Cần Thơ (cung cấp gần 2.000 tấn cá tươi/năm) và Trạm trung chuyển rau củ Đà Lạt.

Trạm trung chuyển Bến Tre dự kiến sẽ hợp tác với khoảng 100 hộ nông dân, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của MM Mega Market sẽ trực tiếp làm việc chặt chẽ với các nông dân, các hợp tác xã từ lựa chọn giống, lên kế hoạch sản xuất, thu hoạch, bao bì đóng gói và vận chuyển trực tiếp đến Trạm trung chuyển Bến Tre mà không qua trung gian để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Giai đoạn I/2018, dự kiến sản lượng hàng của Trạm trung chuyển Bến Tre 15 tấn/ngày, giai đoạn II/2019 tăng lên khoảng 50 tấn/ngày.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho rằng: “Các DN đều biết thị trường Việt Nam có hơn 90 triệu dân, nhưng các DN đã bỏ ngỏ thị trường này một thời gian rất dài. Nhà nhà xuất khẩu, người người xuất khẩu, mà chúng ta quên mất thị trường nội địa”. Theo ông Khanh, khi Việt Nam gia nhập các FTA thì DN xuất khẩu cũng đối mặt với những rào cản thương mại, chủ nghĩa bảo hộ của các nước nhập khẩu. Vì vậy, trong bối cảnh đó thì DN đừng quên thị trường trong nước.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương cho biết, để khai thác thị trường trong nước hiệu quả, thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện một số việc cụ thể như: Hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển đặc sản địa phương.

Tính đến tháng 9-2018 có 60 chỉ dẫn địa lý tại 39 tỉnh, thành đã được cập nhật, bảo hộ, bên cạnh hàng ngàn mặt hàng đặc sản khác; Hướng dẫn DN vừa và nhỏ kết nối sản phẩm của DN tham gia vào chuỗi hệ thống phân phối toàn quốc gồm: hơn 8.500 chợ truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, hơn 5.000 các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị mini, cửa hàng chuyên dụng...

T.Hà/CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

Thị trường thực phẩm ngày nghỉ lễ: Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định

16:00 , 01/05/2024

Ghi nhận trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, nguồn cung thực phẩm tại Thanh Hóa khá dồi dào, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, giá cả tương đối ổn định, chỉ một vài mặt hàng tăng giá.

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

Giá chung cư tăng cao nhưng rất ít giao dịch

08:25 , 01/05/2024

Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian gần đây, giá chung cư tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cao đột biến nhưng trên thực tế lại có rất ít giao dịch.

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

Mẫu xe Hyundai giảm giá mạnh tại đại lý

08:47 , 29/04/2024

Các mẫu xe Hyundai Accent, Custin và Stargazer X hiện được nhiều đại lý giảm tiền mặt trực tiếp từ vài chục đến gần trăm triệu đồng.

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

Ngành bán lẻ tăng khuyến mại kích cầu mua sắm dịp 30/4 - 1/5

08:34 , 29/04/2024

Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tại hầu hết các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng tiện ích trong cả nước đã chủ động tăng lượng hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình khuyến mại lên đến 100% cho khách hàng.

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

Đa dạng sản phẩm Ocop phục vụ dịp nghỉ lễ

21:24 , 28/04/2024

Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm Ocop trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn và một số huyện trong tỉnh đã tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm Ocop. Các chủ thể sản xuất đều rất tích cực tham gia, mang đến nhiều sản phẩm chất lượng để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

Giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4/2024 đạt hơn 545 triệu USD

14:32 , 23/04/2024

Theo báo cáo của Sở Công thương Thanh Hoá, tháng 4/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh đạt hơn 545 triệu USD, tăng 26,3% so với tháng trước và tăng 15,8% so với tháng cùng kỳ.

Tăng cường quản lý thị trường vàng

Tăng cường quản lý thị trường vàng

08:08 , 20/04/2024

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý thị trường vàng trong nước.

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

Mở rộng thị trường tiêu thụ mắm truyền thống

18:07 , 18/04/2024

Với hơn 102km bờ biển, Thanh Hoá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề kinh tế biển; trong đó, có nghề sản xuất mắm truyền thống. Những năm gần đây, các cơ sở làm mắm truyền thống đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô sản xuất cũng như sản lượng sản phẩm. Từ đó, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng tầm giá trị nước mắm truyền thống Thanh Hóa.

Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng đồng loạt tăng, phá mốc 25.000 đồng/lít

14:50 , 17/04/2024

Từ 15h hôm nay (17/4), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, xăng E5 RON 92 và dầu diesel đồng loạt tăng.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 89 triệu USD

06:35 , 16/04/2024

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quý I năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt 88,915 triệu USD, tăng 2,53% so với cùng kỳ.