ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyện thời xa xưa ùa về trong Tiểu thuyết "Triệu Xuân - Sống và viết"

Những ngày tháng Ba - kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đọc "Triệu Xuân - Sống và viết" cứ ngỡ như bạn mình đang tuổi thanh niên.

28/03/2020 07:23

Đầu xuân Canh Tý (2020) tôi được Triệu Xuân Điến (bút danh Triệu Xuân), bạn đồng môn khoá 14 (1969-1973) khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, gửi tặng cuốn sách “Triệu Xuân - Sống và viết” (NXB Hội nhà văn). Cầm trên tay cuốn sách khổ 14,5x20,5cm, dày hơn 600 trang, thấy cảm phục sức làm việc của bạn mình.

chuyen thoi xa xua ua ve trong tieu thuyet "trieu xuan - song va viet" hinh 1

Tôi với Triệu Xuân Điến cùng được gọi vào học ở khoa Ngữ Văn tháng 8/1969. Khoá tôi vẫn tự hào rằng là khoá đầu tiên phải chịu kỳ thi sát hạch của trường, sau mấy năm trường tuyển thẳng. Lao động xây dựng trường lớp 3 tháng sinh hoạt chung, rồi chúng tôi chia làm hai lớp Văn và Ngữ. Tôi học Ngôn ngữ, Điến học lớp Văn. Tuy chia làm hai lớp nhưng Văn và Ngữ có nhiều chuyên đề học chung, nhiều sinh hoạt chung cho đến khi ra trường nên biết về nhau khá rõ. Ngay từ khi còn là sinh viên, Điến đã có ước mơ viết văn như nhiều sinh viên khoa Ngữ Văn thời ấy. Nhưng ước mơ là một chuyện, còn có thực hiện được không lại là chuyện khác. Tuỳ thuộc ở mỗi người.

Cho nên, sau khi tốt nghiệp,năm 1974 Triệu Xuân Điến là một trong số ít Cử nhân trường Tổng hợp vào chiến trường khu 5 làm báo phát thanh. Tháng 4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải. Đài phát thanh Giải phóng tiếp quản một cơ sở phát thanh bí mật của CIA ở nhà số 7 Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Tôi và Triệu Xuân Điến cùng làm việc tại đấy.

Công bằng mà nói, lúc này bạn tôi có một sự lựa chọn. Thay vì làm phóng viên thời sự suốt ngày lăn lộn với tin tức bài vở nhanh nhạy, chính xác, bạn tôi chọn làm phóng viên chuyên đề, có thời gian rảnh rỗi hơn.

Đến hôm nay, đọc “Triệu Xuân - Sống và viết”, gồm nhiều bài phê bình, tiểu luận, chân dung văn học… phải công nhận rằng Triệu Xuân Điến sớm lăn lộn với cuộc sống của xã hội miền Nam mới giải phóng hơn nhiều bạn bè cùng lứa. Anh đã sớm xoá bỏ thói quen “sống bao cấp” mà làm thêm nhiều nghề để kiếm sống (để nuôi nhiều con và viết văn) trong đó có nghề “chụp ảnh dạo”. Như anh tâm sự: lăn lộn kiếm sống giúp thu nhận được nhiều chất liệu tươi rói của cuộc sống hơn, làm “lưng vốn” cho nghề làm báo lúc đó, và viết văn sau này.

Hai tác phẩm văn xuôi “Những người mở đất” và “Giấy trắng” với bút danh Triệu Xuân, anh viết trong thời gian đang làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam.

Có ước mơ và phấn đấu để thực hiện ước mơ, là bài học đầu tiên trong cuộc đời của nhà báo Triệu Xuân Điến.

chuyen thoi xa xua ua ve trong tieu thuyet "trieu xuan - song va viet" hinh 2
Nhà văn Triệu Xuân (thứ 4 từ trái sang hàng sau) với các bạn cùng khoá 14 Khoa Ngữ Văn ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Bẵng đi một thời gian, tôi (đang làm phóng viên phòng Thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam) gặp Triệu Xuân Điến tại Hà Nội trong Hội nghị toàn quốc lần thứ 2 những người viết văn trẻ. Điến tâm sự rất hình tượng: mấy năm qua theo nghiệp Văn, như tay cầm một con dao, vừa phát cây dọn cỏ, vừa đào từng bậc để leo từ vực sâu lên đỉnh núi vậy.

Triệu Xuân đã có mấy tiểu thuyết được in: Nổi chìm trong dòng xoáy (1987); Đâu là lời phán xét cuối cùng (1987); Trả giá (1988): Bụi đời (1990).

Từ tháng 12/2000, nhà văn Triệu Xuân Điến về làm Trưởng chi nhánh nhà xuất bản Văn Học tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ một nhà báo, nhà văn, Triệu Xuân chuyển sang cương vị “bà đỡ” cho các bản thảo, trở thành người bạn đi trước ân cần giúp đỡ các cây bút trẻ. Hệt như năm xưa anh được các nhà văn đàn anh chăm chút, hướng đạo cho.

Đọc “Triệu Xuân - Sống và viết” thấy anh quay lại với nghề làm báo, viết rất nhiều  bài báo cổ vũ cho một cây bút mới, một tác phẩm mới.

“Quỹ phát triển tài năng Văn học Việt Nam”:”Nhóm văn chương Hồn Việt” Website chuyên nghiêp: “ www.trieuxuan. Info về Văn chương Nghê thuật” do anh sáng lập hoạt động rất tích cực, góp phần làm sôi động không khí học thuật về văn hoá-văn nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Thấm thoát chúng tôi xa mái trường Đại học Tổng hợp đã nửa thế kỷ. Khoá 14 khoa Ngữ Văn chúng tôi học hệ 4 năm rưỡi nhưng thời gian thực học không nhiều vì chiến tranh, vì thiên tai… Nhưng có lẽ thời ấy chúng tôi “học thật” nên những gì chúng tôi được truyền giảng, được thực tập… đã là hành trang tốt cho chúng tôi bước vào làm việc. Người trở thành Giáo sư, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp trong các Viện khoa học, người trở thành các ông tướng-tá trong lực lượng vũ trang, người trở thành nhà báo và một số ít trở thành “nhà văn”- một nghề “đặc biệt”.

Triệu Xuân Điến - Triệu Xuân, cử nhân Văn khoa  sinh năm Nhâm Thìn (1952) quê ở Hải Dương là một trong số ít người đi vào cái nghề đặc biệt này nhờ vào lòng kiên trì cực lớn. Năm 2019, khi làm tập kỷ yếu về khoá 14, chúng tôi tìm được bức ản Triệu Xuân Điến, người cao lòng khòng, mặc quân phục “Quân giải phóng” chụp ảnh cùng bạn đồng môn Lê Ngọc Văn trên đường vào chiến trường khu 5 năm 1974. Thầm nghĩ thật là may mắn cho hai người bạn của chúng tôi.

Đất nước cần, chúng tôi sẵn sàng lên đường. Thời ấy là vậy. Bây giờ vẫn vậy. Trong cái chung, có cái riêng. Hoàn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nhưng để làm nên sự nghiệp cho đời mình, cần phải có quyết tâm và lòng dũng cảm.

Những ngày tháng 3 này là kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đọc “Triệu Xuân - Sống và viết” cứ ngỡ như bạn mình đang tuổi thanh niên./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật

19:53 , 10/05/2025

Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới

09:19 , 10/05/2025

Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch

09:09 , 10/05/2025

Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo

14:07 , 09/05/2025

Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu

06:02 , 09/05/2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa

18:05 , 08/05/2025

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân

17:04 , 08/05/2025

Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao

17:00 , 08/05/2025

Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025

07:36 , 08/05/2025

Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao

20:07 , 07/05/2025

Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.