Chuyện về những thanh niên lập nghiệp ở vùng cao
Từng khởi nghiệp ở những ngành nghề khác nhau, đã có những thành công và cả thất bại… Nhưng họ đều không nản chí, quyết tâm khắc phục khó khăn để lập nghiệp, giờ đây đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Họ là những thanh niên dân tộc thiểu số, chung niềm đam mê, sát cánh bên nhau cùng dựng xây cuộc sống mới trên chính quê hương mình.
Hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thỏ Hoàng An được thành lập năm 2023, gồm 7 xã viên, trong đó có 03 xã viên ở Thường Xuân, 02 xã viên ở Ngọc Lặc, 02 xã viên ở Thọ Xuân và 01 xã viên ở Yên Định. Chúng tôi đã may mắn được gặp gỡ những bạn trẻ này, để nghe kể về câu chuyện lập nghiệp của họ.
Anh Lê Văn Lâm, 38 tuổi, dân tộc Mường, ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc là một trong những xã viên mới nhất của Hợp tác xã Hoàng An. Sau nhiều năm đi làm ăn xa, Lâm trở về quê làm đủ nghề, và rồi, cơ duyên đã dẫn dắt anh đến với công việc chăn nuôi thỏ, giúp anh có một hướng đi mới hiệu quả hơn.
Phóng viên Bá Phượng trò chuyện với anh Lê Văn Lâm, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Hiện, gia trại của Lê Văn Lâm đang nuôi hơn 500 con thỏ. Nhờ việc bán thịt thỏ thương phẩm cho hợp tác xã, từ giữa năm 2023, anh Lâm bắt đầu có thu nhập ổn định.
Thông qua mạng xã hội, Lê Văn Lâm đã kết nối với Phạm Hùng Sơn, sinh năm 1990, dân tộc Mường, ở xã Cao Ngọc, cùng huyện Ngọc Lặc, để cùng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi thỏ. Ban đầu, cả hai anh đều phải mày mò tìm kiếm, học hỏi thông tin trên mạng về cách chăm sóc và phòng trị các bệnh thường gặp cho thỏ, nhưng khi áp dụng lại chưa thực sự hiệu quả.
Bởi thỏ cũng có nhiều giống, xuất xứ khác nhau, nên đặc tính sinh trưởng phát triển, sự thích ứng về khí hậu, thức ăn cũng khác nhau… Và rồi, khi nghe tin các anh Hà Minh Tuấn Anh, Cầm Bá Thành ở huyện Thường Xuân - những người đã có gần 10 năm kinh nghiệm chăn nuôi thỏ - vận động thành lập hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thỏ, Lâm và Sơn rất phấn khởi, liền xin gia nhập. Từ đây, họ có thêm "đồng đội" để học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau. Công việc chăn nuôi thỏ của Lâm và Sơn dần đi vào nề nếp, họ an tâm sản xuất, bắt đầu có thu nhập khá và có thêm hướng phát triển mới.
Phóng viên Bá Phượng trò chuyện với anh Phạm Hùng Sơn, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Còn đối với Cầm Bá Thành, sinh năm 1990, dân tộc Thái, ở xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, cử nhân ngành Quản lý giáo dục, sau một thời gian làm công việc hành chính, anh quyết định về quê lập nghiệp và "bén duyên" với nghề nuôi thỏ. Thành suy nghĩ, để hạn chế rủi ro trong chăn nuôi, cần phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ thuật như chăm sóc thú y, sinh sản, nguồn thức ăn cho vật nuôi… Gần 10 năm gắn bó với công việc này, Thành dần tích luỹ kinh nghiệm, trở thành một "chuyên gia nuôi thỏ", sẵn sàng chia sẻ với các xã viên khác để cùng nhau phát triển.
Phóng viên Bá Phượng trò chuyện với anh Cầm Bá Thành, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Gia trại của Cầm Bá Thành đang nuôi gần 1.000 con thỏ. Anh có kế hoạch sẽ mở rộng chăn nuôi trong thời gian tới, khi quy trình chế biến sản phẩm từ thịt thỏ của Hợp tác xã Hoàng An hoàn thiện và được cấp phép.
Hiện, tổng mặt bằng các trại chăn nuôi của Hợp tác xã Hoàng An là hơn 4 ngàn m2, tổng lượng đàn duy trì ổn định khoảng 5 ngàn con thỏ nái và thương phẩm. Dự kiến, tổng đàn nuôi có thể tăng lên gấp đôi trong năm tiếp theo.
Giám đốc hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thỏ Hoàng An là anh Hà Minh Tuấn Anh, sinh năm 1989, dân tộc Thái, ở thị trấn huyện Thường Xuân. Tuấn Anh cho biết, năm 2023, hợp tác xã đã xuất bán được khoảng 20 tấn thịt thỏ, giá thị trường dao động 80 triệu đồng 1 tấn, doanh thu hơn 1,6 tỷ đồng. Bước đầu, đánh giá của người tiêu dùng đối với các sản phẩm từ thịt thỏ là rất tích cực.
Phóng viên Bá Phượng trò chuyện với anh Hà Minh Tuấn Anh, Giám đốc HTX chăn nuôi và chế biến thỏ Hoàng An.
Hợp tác xã chăn nuôi và chế biến thỏ Hoàng An đang từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất và chế biến thịt thỏ thành các sản phẩm thương mại như: lạp xưởng thịt thỏ, xúc xích thỏ, thịt thỏ nướng đóng gói, thịt thỏ đông lạnh… để cung ứng ra thị trường.
Ở độ tuổi sung sức, sáng tạo nhất, dần có "độ chín" về kinh nghiệm, đã trải qua nhiều cung bậc của câu chuyện khởi nghiệp, những bạn trẻ này đang dần tạo lập những thành công trong cuộc đời. Với quyết tâm cao và hướng đi đúng, tin tưởng rằng trong tương lai không xa, những thành viên Hợp tác xã Hoàng An không chỉ làm giàu cho gia đình, mà còn tạo cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người trẻ trên quê hương mình.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Cảnh báo, dự báo sóng lớn trên vùng biển Thanh Hóa
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông, vùng biển ven bờ Thanh Hoá có gió Đông Bắc cấp 4, ngoài khơi cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động.
Nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình
Triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình là giải pháp quan trọng để thực hiện Chính phủ điện tử, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ và các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới đạt được mục tiêu đề ra.
Kiểm soát tải trọng phương tiện ngay từ đầu mỏ khai thác
Để nâng cao hiệu quả kiểm soát tải trọng phương tiện, Công an huyện Nông Cống đã tăng cường ngăn chặn, xử lý ngay tại các khu vực khai thác, bãi mỏ hay điểm tập kết hàng hoá.
Phấn đấu năm 2025 phủ sóng tất cả vùng lõm viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 316 thôn chưa có sóng di động, nâng tổng số thôn đã phủ sóng từ năm 2021 đến tháng 9/2024 là 2.549/3.310 thôn. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 761 thôn chưa có sóng viễn thông, chủ yếu là các thôn bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy vai trò người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Những năm qua, ở miền núi Thanh Hóa, lực lượng người uy tín có những đóng góp quan trọng nhằm đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số một cách kịp thời. Họ là những tấm gương sáng trong mọi phong trào, là “điểm tựa” của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.