Cô gái trẻ bị mụn trứng cá mủ dai dẳng vì nguyên nhân không ngờ
Sau khi nâng mũi được 1 năm, cô gái 21 tuổi (Hà Nội) phải điều trị mụn trứng cá mủ ròng rã 3 tháng mà không đỡ. Bác sĩ buộc phải tháo chất liệu sụn nhân tạo để tránh vi khuẩn khu trú tại vùng mũi.
Bệnh nhân là P.T.T, một nhân viên văn phòng, có cơ địa mụn trứng cá bọc ở vùng mặt. Trước đó, vì có nhu cầu làm đẹp, cô đã đến một cơ sở và được nâng mũi bằng phương pháp đặt sụn silicon.
Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau khi nâng mũi, cô gái bị mụn trứng cá mủ ở vùng sống mũi. Dù đã đi trích rạch mủ, uống kháng sinh, nhưng mụn cứ hết lại lên, chảy dịch nhiều lần tại chỗ, tái phát khoảng 1 tháng/lần. Khối sưng đỏ kích thước khoảng 0,5 cm tại vùng gốc mũi, ngoài ra không có biểu hiện gì khác thường (không sốt, không đau). Bệnh nhân đã đi khám và điều trị mụn trứng cá tại phòng khám tư nhân ròng rã 3 tháng mà không đỡ.

Nhấn để phóng to ảnh
Cô gái trẻ bị mụn trứng cá mủ tái phát nhiều lần trong suốt 3 tháng.
Bệnh nhân đến khám tại khoa Phẫu thuật tạo hình -Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E, bác sĩ phát hiện tại vùng mũi đã thấy lộ sụn, nên buộc phải tháo chất liệu sụn nhân tạo để tránh vi khuẩn khu trú tại chỗ, lấy bỏ tổ chức viêm, bơm rửa sạch bằng dung dịch khử khuẩn. Vết thương được để thoáng để tiếp tục thoát dịch, sau đó được khâu lại sau 3 ngày.
Ths.Bs Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình-Thẩm mỹ và Hàm mặt, Bệnh viện E cho biết, bệnh nhân bị nhiễm trùng khoang đặt mũi do hậu quả của mụn trứng cá mủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị mụn trứng cá mủ tái đi tái lại. Bình thường nếu nhiễm trùng không thoát được mủ sẽ có hiện tượng sưng đỏ ở gốc mũi hoặc đầu mũi, nặng hơn thì sẽ chảy dịch qua vết mổ. Trường hợp này do có lỗ thoát dịch nên sau khi nặn dịch mủ, dùng kháng sinh sẽ đỡ tạm thời.
Theo bác sĩ Minh, nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng mũi là do vi khuẩn đưa từ ngoài vào lúc phẫu thuật. Có thể là do dụng cụ phẫu thuật, môi trường phẫu thuật không đảm bảo, vùng phẫu thuật đang bị nhiễm trùng như viêm xoang cấp, mụn mủ vùng lân cận, chất liệu mũi chưa được tiệt khuẩn đúng cách (chất liệu cần được khử khuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và có thời hạn sử dụng nhất định ghi trên bao bì).
“Nguyên nhân thứ 2 là do các ổ nhiễm khuẩn lân cận đưa vi khuẩn vào khoang đặt mũi. Như trường hợp bệnh nhân trên là một ví dụ, từ mụn trứng cá biến chứng viêm mủ sâu dẫn đến nhiễm trùng mũi”, bác sĩ Minh nhấn mạnh.

Nhấn để phóng to ảnh
Phẫu thuật nâng mũi là phẫu thuật không khó, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng vì thế chị em nên lựa chọn cơ sở có uy tín khi đi làm đẹp.
Theo bác sĩ, nhiễm trùng mũi có thể chia ra thành nhiễm trùng cấp tính, bán cấp và mạn tính.
Trong đó, nhiễm trùng cấp tính có thể xảy ra ngay trong vòng 2 tuần đầu sau phẫu thuật, với các biểu hiện sưng đỏ và chảy dịch đục qua vết mổ. Các trường hợp này bác sĩ có thể lấy sụn ngay lập tức, bơm rửa sạch. Tùy trường hợp có thể đặt sụn mới ngay lập tức hoặc chờ ít nhất sau 1-3 tháng để có thể phẫu thuật lại.
Với trường hợp nhiễm trùng bán cấp, bệnh nhân có hiện tượng sưng nề mũi, đỏ đầu mũi, trụ mũi hoặc gốc mũi, có thể có chảy dịch tái phát trong vòng 3 tháng đầu sau phẫu thuật. Một số bệnh nhân có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh, giảm viêm, nhưng đa phần nên tháo bỏ sụn mũi sớm tránh nguy cơ co rút, có thể nâng mũi lại sau 1 năm.
Ngoài ra, nhiễm trùng mạn tính xảy ra khi nhiễm trùng vùng mũi, sưng đỏ tái phát nhiều đượt trong vòng 1 năm sau phẫu thuật. Biện pháp điều trị là tháo chất liệu, có thể thuật lại sau 1 năm.
Phẫu thuật nâng mũi là phẫu thuật không khó, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng. Quy trình vô trùng càng không đảm bảo, tỷ lệ nhiễm trùng càng tăng cao. Bệnh nhân cũng có nguy cơ chảy máu, bầm tím nếu phẫu thuật viên vô tình phạm phải các mạch máu lớn vùng lân cận mũi. Một số có thể bị lộ chất liệu do khoang đặt quá nông sát da, bác sĩ Minh cho biết.
Vì thế, để tránh những biến chứng khi làm đẹp, bác sĩ khuyên chị em nên chọn các cơ sở có uy tín, phòng trường hợp xảy ra sự cố có thể được xử lý kịp thời. Các chất liệu sụn khi đặt vào cơ thể cũng cần được nhập khẩu chính hãng và có chứng nhận chất lượng của Bộ Y tế.
Nam Phương/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.