Công điện khẩn về việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công điện số 03 ngày 27/02/2023 về việc găn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nội dung cụ thể như sau:
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian gần đây tại Căm-pu-chia đã phát hiện ca tử vong trên người do vi rút Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do các chủng vi rút Cúm gia cầm do vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan khẩn trương tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Công điện số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/02/2023; chỉ đạo của UBND tỉnh (Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 04/4/2019, Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 14/11/2022, Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 31/10/2022, Chỉ thị số 01/CTUBND ngày 17/01/2023) và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT; trong đó, chú trọng tập trung thực hiện những biện pháp sau:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; tổ chức vận động Nhân dân khu vực biên giới không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,… để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện biên giới giáp với nước bạn Lào, các huyện, thị xã, thành phố ven biển... Trường hợp bắt các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy, chỉ đạo đơn vị chuyên môn cấp huyện lấy mẫu, gửi cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh).
- Tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản nhằm phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch trên gia cầm; thông báo kịp thời cho ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm để phối hợp phòng, chống dịch hiệu quả. Chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
- Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm đợt 1 năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 14/11/2022. Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.
- Chỉ đạo các lực lượng Ban 389 trên địa bàn quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công điện số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/02/2023; chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 04/4/2019, Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 14/11/2022, Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 31/10/2022, Chỉ thị số 01/CTUBND ngày 17/01/2023.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép, gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và chủ động lấy mẫu xét nghiệm giám sát sự lưu hành vi rút cúm A/H5N1 và các loại Cúm gia cầm khác tại các địa bàn có nguy cơ cao (các điểm, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm, địa phương giáp biên giới,...); phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; thông báo kịp thời cho Sở Y tế để phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống dịch lây lan sang người.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS) theo đúng quy định hiện hành; tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo, giấu dịch, làm lây lan dịch bệnh.
- Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
4. Sở Y tế tăng cường chỉ đạo, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm cúm A/H5N1 và các loại cúm gia cầm khác trên người để cách ly, chủ động giám sát tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan; sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, đảm bảo đủ cơ số trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch ở các tuyến; khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.
5. Công an tỉnh tổ chức điều tra, ngăn chặn và thực hiện bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; các đối tượng thông tin sai sự thật về dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
7. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép trên địa bàn tỉnh, gia cầm, sản phẩm gia cầm, không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
8. Sở Tài chính chủ động tham mưu, cân đối nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề xuất của các đơn vị, đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch được triển khai có hiệu quả.
9. Các sở, ngành và từng thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các địa phương.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện.

Cần tăng cường trách nhiệm của gia đình ngăn chặn tai nạn giao thông liên quan đến học sinh
Theo Thống kê của Uỷ Ban An toàn giao thông quốc gia, từ đầu năm đến nay trên cả nước xảy ra 881 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, thanh thiếu niên, làm chết 490 người và bị thương 827 người. Đây thực sự là con số báo động, đòi hỏi các lực lượng chức năng, và gia đình cần tăng cường trách nhiệm phối hợp để giáo dục quản lý học sinh khi tham gia giao thông, ngăn chặn tai nạn liên quan đến học sinh, thanh thiếu niên.

Bảo tồn và phát triển tiềm năng cây dược liệu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động nằm trên địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Quan Sơn có giá trị đa dạng sinh học rất cao, trong đó có rất nhiều loại cây dược liệu có giá trị. Trước khi Khu bảo tồn được thành lập, tình trạng người dân vào rừng khai thác dược liệu bừa bãi đã làm cho trữ lượng của một số loài bị suy giảm, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cục bộ. Những năm gần đây, Hạt kiểm lâm Quan Hóa đã phối hợp với các phòng chuyên môn của Chi Cục kiểm lâm tỉnh triển khai một số chương trình, dự án khoa học nhằm bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu đặc trưng, bước đầu mang lại thành công nhất định.

52 triệu người trong cả nước đã có việc làm
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, thị trường lao động trong nước tiếp tục ghi nhận những gam màu sáng khi số người có việc làm tiếp tục tăng.

Tích cực chăm sóc đàn vật nuôi phục vụ thị trường Tết Nguyên Đán
Thời điểm cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt động vật trên địa bàn Thanh Hóa tăng từ 30 - 40% so với ngày thường. Để chủ động nguồn cung, các trang trại, hộ chăn nuôi đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để phục vụ nhu cầu thị trường.

Định mức đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình tại 11 huyện miền núi là 2,018 ha/hộ
UBND tỉnh vừa có Quyết định số 46 ngày 1/12/2023 về việc quy định định mức đất sản xuất làm cơ sở xác định hộ thiếu đất sản xuất thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 1719 ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy vai trò của công tác dân vận trong thi hành án
Trong thi hành án dân sự, kê biên cưỡng chế là biện pháp cuối cùng buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo cho bản án được thi hành đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, quan điểm của các cơ quan thi hành án là hạn chế đến mức thấp nhất việc tổ chức cưỡng chế, phát huy vai trò của công tác dân vận, tuyên truyền, thuyết phục để người phải thi hành án đồng thuận và hợp tác, giúp cho công tác thi hành án vừa đạt được hiệu quả, vừa ổn định tình hình địa phương.

Chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các Sở, ngành, đơn vị liên quan về việc chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển.

Video: Dự báo thời tiết khu vực tỉnh Thanh Hóa đêm 06/12, ngày 07/12/2023
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm 06/12, ngày 07/12/2023, thời tiết các khu vực trên địa bàn tỉnh không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng, gió Bắc đến Đông bắc cấp 2, cấp 3. Đêm và sáng trời rét.

Thị xã Nghi Sơn đầu tư, chỉnh trang hạ tầng giao thông
Thống kê của Ban An toàn giao thông thị xã Nghi Sơn, trong số 81 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn từ đầu năm đến nay có tới gần 1/3 số vụ tai nạn xảy ra thời điểm đêm tối. Vì vậy, thị xã Nghi Sơn đã đặc biệt quan tâm đầu tư chỉnh trang hạ tầng giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.