Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ngày 24/2/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2022 đến nay tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, cả nước có: trên 25 ổ dịch Cúm gia cầm do vi rút A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại 22 tỉnh, C thành phố, buộc tiêu hủy trên 100 nghìn con gia cầm; trên 1.260 ổ dịch bệnh Địch tả lợn Châu Phi tại 54 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 60.000 con lợn; trên 260 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục tại 17 tỉnh với 2.300 con trâu, bò mắc bệnh; 22 ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại 08 tỉnh với 570 con gia súc mắc bệnh. Nhận định nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trâu, bò, Cúm gia cầm... tiếp tục phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao, do: (i) Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm; trong khi đó, tổng đàn vật nuôi lớn; (ii) Thời tiết P chuyển mùa, thay đổi bất thường vào điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh triển, ảnh hưởng đến đề kháng nuôi, việc gia tăng chuyển động vật, các sản phẩm động vật giữa các địa phương tăng cao để phục vụ các dịp lễ hội đầu năm, trong khi giết mổ nhỏ lẻ chiếm đa số; (iv) Nhiều đàn gia súc, gia cầm đã hết thời gian miễn dịch nhưng chưa được tiêm phòng nhắc lại; (v) đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm ý chủ quan, lơ là lý nuôi an là ở một số hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp chăn toàn dịch bệnh...
Để chủ động ngăn chặn dịch dịch bệnh nguy phát hiểm trên gia súc, gia cam pha sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong cộng tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 883/BNN-TY ngày 21/02/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo của UBND tỉnh Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/11/2022, Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 14/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản và tiêm phòng vắc n Hóa ng xin gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh năm 2023; hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT; trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện, thị xã, thành phố, Ban chỉ đạo xã, phường, thị trấn để tập trung các nguồn lực tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm lên thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
- Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng đợt 1 năm 2023 cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn được tiêm vắc xin, nhất là đối với bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi (như: Viêm da nổi cục trâu bò, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dại, Tai xanh ...); căn cứ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng phương án triển khai, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho đàn lợn, đặc biệt là không để phát sinh, lây lan dịch bệnh trong quá trình tổ chức tiêm phòng.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo quy định.
- Tổ chức triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh đợt 1 năm 2023, từ ngày 01/3 - 31/3/2023. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; có biện pháp ngăn chặn các loài véc tơ truyền bệnh xâm nhập vào chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt các loài này.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài và hệ thống phát thanh của xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống; hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi và môi trường xung quanh. Vận động các tổ chức, đoàn thể, Nhân dân cùng tham gia giám sát, phát hiện và phòng, chống dịch. Thành lập các đoàn công tác do thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc triển khai các biện pháp kỹ thuật nêu trên.
- Rà soát, củng cố, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y các cấp đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh theo nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là công tác giám sát dịch bệnh, công tác quản lý chăn nuôi an toàn sinh học, công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, công tác kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và các biện pháp xử lý các ổ dịch; duy trì hoạt động của các các đoàn công tác, đội phản ứng nhanh của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y để đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch y bệnh, thực hiện tháng hành động vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các huyện, thị xã, các khi thành phố và nhất là hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay mới xuất hiện, báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính khẩn trương rà soát, xây dựng dự toán chi tiết, và 2023 kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch năm 2023 trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt và nguồn hóa chất sát trùng, thuốc diệt côn trùng dự phòng để cấp hỗ trợ cho các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2023, từ ngày 01/3 - 31/3/2023. Đồng thời hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị tổ chức thực hiện Tháng tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả - lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng của Cục Thú y và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho đàn dẫn củ lợn, đặc biệt là không để phát sinh, lây lan dịch bệnh trong quá trình tổ chức tiêm phòng vắc xin.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình dịch bệnh từ cơ sở đén cấp xã, huyện, tỉnh và thực hiện nghiêm công tác báo cáo tình hình dịch bệnh động vật qua Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS) theo đúng quy định hiện hành.
3. Các sở, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh theo Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức thực hiện đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch; phát hiện những khó khăn, hạn chế trong công tác phòng, chống, đề xuất biện pháp khắc phục tại các đơn vị phụ trách chỉ đạo.
4. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
5. Đề nghị đồng chí Bí thư huyện ủy, thị ủy, thành ủy quan tâm chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển bền vững.

Sẵn sàng cho hè du lịch biển an toàn
Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch biển, thu hút nhiều du khách đến du lịch, nghỉ dưỡng. Để góp phần vào một mùa du lịch biển an toàn, lực lượng Công an Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự.

Chiều 23/4, một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa cho biết, chiều nay, một số huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có mưa rào và dông, trong cơn dông cần đề phòng sét, lốc và gió giật mạnh.

Cầu Phú Viên, phường Quảng Phú xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
Cây cầu dân sinh bắc qua sông Thống Nhất, nối khu phố 2 và 3, phường Quảng Phú, Thành phố Thanh Hóa hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, đe doạ đến sự an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây.

Tăng cường trục vớt rác trên kênh Bắc
Kênh Bắc là hệ thống dẫn nước quan trọng, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thanh Hoá và các đô thị lân cận. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm tại đây ngày càng gia tăng cho áp lực từ hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhằm khắc phục tình trạng trên và góp phần bảo vệ dòng kênh, những ngày qua, công ty TNHH 1 thành viên Sông Chu đã huy động cán bộ, lao động và máy móc cơ giới ra quân trục vớt bèo, rác và chất thải.

Thanh Hoá: Người điều khiển xe mô tô đi không đúng phần đường gây tai nạn giao thông, làm 02 người bị thương nặng
Theo đó, vào hồi 10 giờ 25 phút, ngày 21/4/2025 tại Km521+460 đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ giữa xe mô tô biển kiểm soát 36F1-255xx, do anh N.V.T, sinh năm 1990, trú tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa điều khiển va chạm với xe mô tô biển kiểm soát 38N3-20xx, do chị N.T.N, sinh năm 1995, trú tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa điều khiển, chở theo anh Tiến Trọng Bình, sinh năm 1997, trú tại xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh di chuyển theo hướng ngược lại.

Ngày 23/4: Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng gay gắt
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết ngày 23/4/2025, khu vực Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Nhiều dự án phòng chống thiên tai chậm tiến độ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công trình khắc phục hậu quả, phòng chống thiên tai khẩn cấp đang được triển khai. Tuy nhiên, tình trạng nguyên vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ các dự án.

Tạm dừng hoạt động của các phương tiện trên tuyến đường phục vụ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025
Uỷ ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn vừa ban hành công văn về việc tạm dừng hoạt động của các phương tiện để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường phục vụ Lễ khai mạc Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2025. Lễ khai mạc sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 24/4/2025 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.

Bắt đầu mùa thu hoạch đào, mận tại Nhi Sơn, Mường Lát
Hiện nay, người Mông ở bản Lốc Há, xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát bắt đầu bước vào mùa thu hoạch đào, mận với niềm vui được mùa, được giá. Giá đào được thu mua tận gốc từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Tháng công nhân 2025 - Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
Tháng công nhân 2025 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" thể hiện kỳ vọng về vai trò chủ động của công nhân trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hóa, tháng công nhân năm nay sẽ diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.