ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: DN Việt cần phải làm gì?

Trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung gia tăng, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.

15/05/2019 20:17

Việc Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vừa công bố danh sách số hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 300 tỷ USD có thể bị đánh thuế 25% và sớm nhất là cuối tháng 6 thuế này có thể có hiệu lực, khiến gia tăng những xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Với diễn biến này, doanh nghiệp Việt tiếp tục phải cập nhật thông tin và có những biện pháp chủ động phòng vệ, hạn chế tối đa những tác động xấu đền sản xuất, kinh doanh.

cuoc chien thuong mai my - trung: dn viet can phai lam gi? hinh 1
Xung đột thương mại Mỹ - Trung gia tăng. (Ảnh minh họa: KT)

Xung đột thương mại Mỹ - Trung nổ ra từ tháng 7/2018 với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc, cáo buộc nước này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có các hoạt động thương mại không công bằng. Từ đó đến nay, hai bên luôn có những động thái trả đũa qua lại.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi mà xung đột thương mại Mỹ- Trung mang lại, là hàng loạt những rủi ro phải lường trước, đặc biệt là rủi ro về phòng vệ thương mại của Mỹ và các quốc gia khác có thể áp lên hàng Việt bất cứ lúc nào.

Tính đến nay, phía Mỹ kiện Việt Nam cùng với Trung Quốc trong 13/14 vụ việc chống bán phá giá và 6/6 vụ việc trợ cấp. Các vụ kiện này diễn ra ngay sau khi Mỹ kiện Trung Quốc và tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa (liên quan đến ngành hàng bị kiện) của Việt Nam tăng lên. Trong điều kiện xung đột thương mại Mỹ- Trung tiếp tục diễn biến phức tạp, doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ gia tăng điều tra phòng vệ thương mại của Mỹ khi sản xuất từ Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam, áp lực nhập khẩu từ các nước khác, nguy cơ các quốc gia khác gia tăng xu thế bảo hộ khiến hàng Việt xuất khẩu bị cạnh tranh nhiều hơn…

Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương cho rằng, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung Quốc đã và đang tác động đến dòng chảy thương mại hàng hóa, làm gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại của Mỹ với những đối tác nhập khẩu lớn. Xung đột khiến doanh nghiệp của cả Trung Quốc và Mỹ phải tìm cách tăng cường xuất khẩu sang nước thứ ba, tạo ra áp lực nhập khẩu cho các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, đồng thời làm gia tăng xu thế bảo hộ, phòng vệ thương mại trên toàn cầu.

"Hoa Kỳ - Trung Quốc  có xung đột thương mại như vậy thì hàng hóa tràn qua các nước thứ 3 và các nước thứ 3 cũng có thể áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Ví dụ như Hoa Kỳ áp dụng biện pháp thuế với thép thì hoàng loạt các nước như EU, Canada cũng điều tra áp dụng. Và thường là 3 - 4 năm sau khi Hoa Kỳ điều tra áp dụng đối với Trung Quốc thì có sự liên hệ điều tra áp dụng phòng vệ thương mại với Việt Nam, khi mà họ phát hiện thấy xuất khẩu từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ bị chặn thì có sự tăng lên của xuất khẩu từ Việt Nam," ông Chu Thắng Trung phân tích.

Luật sư Nguyễn Thị Phương Thảo, Văn phòng Luật sư IDVN phân tích thêm, rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chính là vấn đề chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc gặp trở ngại khi vào thị trường Mỹ tạo cơ hội về đầu tư sản xuất tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia tăng thị phần tại Mỹ. Nhưng đồng thời tạo ra thách thức việc hàng Việt có thể bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế. Có nghĩa là, hàng hóa Trung Quốc sẽ được đẩy vào Việt Nam dưới dạng tạm nhập tái xuất hoặc gia công đơn giản để lấy xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Điều này giúp hàng hóa Trung Quốc tránh bị áp thuế cao nhưng sẽ là lý do chính đáng để Mỹ điều tra và áp dụng phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam.

Theo bà Thảo, đáng ngại nhất là nếu Mỹ kết luận có sự chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tất cả sản phẩm đó của Việt Nam sẽ chịu chung mức thuế với Trung Quốc chứ không chỉ áp riêng với số hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cho nên, doanh nghiệp Việt phải chủ động đối mặt với nhiều vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng từ phía Hoa Kỳ. Nhưng thách thức cạnh tranh chính tại thị trường nội địa cũng là áp lực lớn.

Bà Thảo cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh trên chính thị trường Việt Nam khi hàng hóa Trung Quốc bị chặn vào Hoa Kỳ thì dòng chảy nhập khẩu này vào Việt Nam. Đối phó với thách thức này, doanh nghiệp Việt cần phải hiểu rõ bản chất, lợi ích, quy định của các công cụ phòng vệ thương mại đang sẵn có tại Việt Nam, tận dụng để tự bào vệ mình trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

cuoc chien thuong mai my - trung: dn viet can phai lam gi? hinh 2
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Nguyễn Quỳnh/VOV.VN)

Nhiều chuyên gia phân tích, thường các nền kinh tế nhỏ, trong đó có Việt Nam, vận dụng tối đa các quy tắc trong các hiệp định, tổ chức kinh tế thế giới để giải quyết các vấn đề. Thế nhưng thực tế trong xung đột thương mại Mỹ- Trung, chỉ riêng trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hai nước lớn đã đơn phương sử dụng các chính sách thương mại trong nước của mình để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp thương mại. Cụ thể như, với thực thi nghĩa vụ trong WTO, Mỹ kiện Trung Quốc 23 vụ và Trung Quốc kiện Mỹ 12 vụ và hai bên giải quyết nhiều vụ trong số này theo cách riêng của mình. Điều này gây khó khăn cho các thị trường xuất-nhập khẩu khác, bao gồm cả Việt Nam.

Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh, để giảm thiểu nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động trong việc đánh giá rủi ro và các cuộc điều tra xuất xứ hàng hóa từ phía Hoa Kỳ, công khai hoặc âm thầm.

"Một bài học cho doanh nghiệp Việt Nam là dù thế nào thì việc quản trị chứng từ liên quan đến xuất xứ hàng hóa, liên quan đến giá cả, giá thành sản phẩm thì phải lưu trữ, quản trị thật sự chuyên nghiệp, khoa học", ông Bắc nêu rõ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến khó lường do đó doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chủ động ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Các chuyên gia cảnh báo, với những diễn biến của xung đột thương mại Mỹ- Trung, doanh nghiệp tuyệt đối không tiếp tay cho hoạt động chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc./.

Minh Hạnh/VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo  hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

07:59 , 06/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD

07:50 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2024 xuất khẩu rau quả Việt Nam ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của nước ta đạt 1,8 tỷ USD.

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về hơn 19 tỷ USD

07:43 , 06/05/2024

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 19 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

07:40 , 06/05/2024

Trong tờ trình gửi Quốc hội mới đây nhất, Chính phủ đã đề xuất xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế VAT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024, tính từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

Năm 2024 ngành dệt may Thanh Hóa phấn đấu xuất khẩu 360 triệu sản phẩm

10:03 , 05/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may. Quý 1/2024, ngành dệt may Thanh Hoá đã xuất khẩu được hơn 91,3 triệu sản phẩm, tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

Tiếp tục gia hạn Thông tư 02/2023: Thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi

09:40 , 05/05/2024

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khơi thông dòng chảy tín dụng, mới đây Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.