Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Tại siêu thị, các loại hàng hóa đã được nhập tăng số lượng 30% từ tháng 11, sẵn sàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Do chủ động được nguồn hàng từ sớm nên đơn vị cung ứng cho khách hàng với giá cả bình ổn như thời điểm trong năm. Ngoài ra, đơn vị còn có các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng vào dịp tết này.
Ông Lê Thành Tuấn, GĐ công ty TNHH Tuấn Hiền, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: " Hàng hóa năm nay nguồn cung rất nhiều, phong phú, giá cả ổn định, một số mặt hàng thậm chí còn rẻ hơn để kích cầu tiêu dùng. Cửa hàng chúng tôi có chương trình ưu đãi như tặng quà cho khách hàng, mua 1 tặng 1 và còn nhiều chương trình khác".
Dịp tết Nguyên Đán lượng hàng hóa bán ra thường tăng bình quân khoảng 20- 30% so với các tháng trong năm. Bước đầu thị trường, hàng hóa tết năm nay khá đa dạng, phong phú chủng loại.
Các doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn đã chủ động dự trữ, cung ứng các mặt hàng với giá trị ước tính khoảng gần 20 nghìn tỷ đồng. Về giá cả, cơ bản các mặt hàng ổn định, riêng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến dự kiến sẽ tăng từ 10- 20% do nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Hầu hết các đơn vị đều chạy chương trình ưu đãi, khuyến mại tết nhằm kích cầu tiêu dùng. Sở Công Thương tỉnh Thanh Hoá đã và đang phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo bình ổn thị trường trước, trong và sau tết.
Giá vé máy bay tăng cao trong dịp Tết
Khảo sát trên các trang bán vé của các hãng hàng không nội địa cho thấy, giá vé máy nhiều chặng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang ở mức cao, thậm chí "cháy vé" ở hạng phổ thông.
Năm 2025, dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 16%
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16%.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.