Đa dạng hóa sinh kế để thoát nghèo bền vững
Thực hiện Quyết định số 90 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Trọng tâm của chương trình là tạo sinh kế cho người dân bằng việc hỗ trợ thông qua các mô hình sản xuất, phù hợp với nhu cầu, trình độ canh tác và thế mạnh của địa phương. Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện các dự án, giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo, xã Yên Lâm, huyện Yên Định đã triển khai mô hình nuôi bò sinh sản. Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã hỗ trợ 38 hộ nghèo, cận nghèo mua bò. Các hộ dân tham gia cho rằng, mô hình này rất phù hợp vì có thể sử dụng nguồn lao động các độ tuổi, tận dụng thời gian nhàn rỗi của lao động, công việc chăm sóc bò đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.
Mô hình nuôi bò giúp cho hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bà Đỗ Thị Thuận, tổ dân phố Đông Sơn, thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh, huyện đã cấp vốn cho các gia đình khó khăn. Mỗi gia đình được hỗ trợ cấp cho một con bò chăn nuôi sinh sản, nhờ đó giúp đỡ gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khó khăn khác thoát nghèo.
Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giống, vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, được đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Nhiều hộ nghèo đã thay đổi tập quán, thói quen canh tác lạc hậu trước đây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập cao hơn.
Ông Hà Nguyên Thuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tất cả khu dân cư để mọi người dân nắm được chương trình dự án, sau đó tổ chức hội nghị, rà soát các hộ. Căn cứ vào nguồn vốn, xã có 25 hộ được thực hiện mô hình.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều thay đổi so với Chương trình các giai đoạn trước và đặt ra các mục tiêu, tiêu chí rất cụ thể. Đó là hỗ trợ người nghèo theo hướng đa chiều, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao thu nhập, vượt qua mức sống tối thiểu và hỗ trợ giải quyết những thiếu hụt trong xã hội.
Trong giai đoạn 2021 – 2023, ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo hơn 165 tỷ đồng. Đến nay, nguồn vốn này đã được phân bổ 100% cho các ngành, địa phương để tổ chức thực hiện. Với nguồn kinh phí được giao, toàn tỉnh sẽ tổ chức thực hiện khoảng 500 dự án, tạo sinh kế ổn định cho người dân, giúp người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số từng bước thoát nghèo bền vững.
Giải ngân vốn Quỹ hỗ trợ nông dân tại huyện Thọ Xuân
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Hội Nông dân huyện Thọ Xuân tổ chức giải ngân nguồn vốn vay Quỹ hỗ trợ nông dân kênh Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại xã Xuân Hưng thuộc dự án "Mở rộng liên kết chăn nuôi gà đồi theo tiêu chuẩn VietGap".
Phát triển lúa hữu cơ, hướng đi bền vững cho sản xuất nông nghiệp
Thời gian qua, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được xem là bước chuyển dịch tích cực trong sản xuất, được nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai. Sản xuất lúa hữu cơ đang từng bước hướng đến xây dựng được thương hiệu lúa, gạo sạch trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Lãi suất cho vay sẽ duy trì ở mức thấp
Các ngân hàng cho biết nhu cầu tín dụng từ giữa tháng 8 tiếp tục tăng trở lại khiến nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn để thu hút vốn đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên lãi suất cho vay sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp.
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng
Theo thông tin từ Văn phòng chính phủ, trong tháng 8, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực.
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng thuỷ sản qua các cảng cá chỉ định đạt hơn 7.300 tấn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 8 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh, gồm Lạch Hới, Lạch Bạng và Hoà Lộc có hơn 1.700 lượt tàu rời cảng, 1.100 lượt tàu cập cảng.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.