Đại sứ quán Áo sử dụng VinFast Lux A2.0 làm xe công vụ
Người dân sống ở khu vực phố Quang Trung (Hà Nội) gần đây thường xuyên bắt gặp một chiếc ô tô mới gắn biển ngoại giao, cắm quốc kỳ Cộng hòa Áo ra vào Đại sứ quán (ĐSQ) nước này...
Điều đặc biệt ở chỗ đây là chiếc xe gắn logo hình chữ V quen thuộc của hãng xe Việt: VinFast Lux A2.0.
Theo tìm hiểu, đây là chiếc xe mới được ĐSQ Áo tại Việt Nam mua để phục vụ công việc. Như vậy, ĐSQ Áo chính là cơ quan ngoại giao cấp quốc gia đầu tiên mua và sử dụng chiếc ô tô do người Việt sản xuất.
Đây là điều đáng tự hào với một hãng xe mới như VinFast, bởi các ĐSQ vốn rất kĩ tính và cực kì chặt chẽ khi chọn sử dụng phương tiện đi lại. Theo Tiến sĩ Trần Tuấn Linh - một cựu chuyên viên làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao, do đặc thù công việc, văn phòng các ĐSQ, lãnh sự quán nói chung khi chọn mua ô tô đều rất coi trọng tiêu chuẩn an toàn và khả năng vận hành của chiếc xe.
Các tiêu chí này có lẽ không làm khó VinFast Lux A2.0, bởi ô tô thương hiệu Việt lấy nền tảng (platform) BMW vốn nổi tiếng ổn định, đầm chắc. Chiếc sedan hạng E này được người dùng khen ngợi về tính chống ồn cao và động cơ tăng áp được tinh chỉnh từ động cơ BMW, mang tới độ vọt tốt. Đặc biệt, mức độ an toàn của VinFast Lux A2.0 đã được Chương trình đánh giá xe mới uy tín bậc nhất ASEAN NCAP đánh giá 5 sao, đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các cơ quan ngoại giao.
Tuy nhiên, các ĐSQ thường lựa chọn xe nhập khẩu bởi các chính sách liên quan đến ưu đãi thuế. Theo quy định, các cơ quan đại diện ngoại giao có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; được tạm nhập khẩu, miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy. Do đó, nếu mua xe nhập theo chủng loại được quy định cụ thể, ĐSQ có thể sở hữu một chiếc xe sang có thương hiệu mạnh với chi phí tốt hơn nhiều khi mua xe tại Việt Nam.
Đặc biệt, cũng theo vị này, các cơ quan ngoại giao luôn có nguyên tắc bất thành văn trong việc dành ưu tiên số 1 cho các dòng xe xuất xứ từ nước mình. Đó không đơn giản chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là sản phẩm thể hiện nhiều giá trị truyền thống và hình ảnh của riêng từng quốc gia.
Với phần còn lại, tức là những quốc gia không có các hãng ô tô bản địa (như Áo), mức độ ưu tiên bao giờ cũng là những chiếc ô tô xuất xứ từ nơi liên quan mật thiết tới nước họ. Đó là lí do nhiều nước ở châu Âu không có nền công nghiệp ô tô của riêng mình nhưng sẽ chọn những chiếc xe đến từ những nước cùng sử dụng đồng euro. Thông thường, các dòng xe sang của Đức là Mercedes, BMW sẽ được chọn bởi đáp ứng được tất cả các tiêu chí cần có.
Vì thế, việc ĐSQ Áo chọn ô tô thương hiệu Việt VinFast mà không theo thông lệ truyền thống có thể nói là điều khá bất ngờ. "Điều ấy chứng tỏ những chiếc xe VinFast được đặt ngang hàng với những chiếc xe hàng đầu thế giới, thậm chí có thể khiến người mua thay đổi những quan niệm cũ", vị cựu chuyên viên ngoại giao nhận định.
Một nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ, sau khi nhận xe, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Áo tại Việt Nam Thomas Schuller Gotzburg đã gửi một bức thư ngắn tới VinFast để cảm ơn, trong đó bày tỏ lí do cho quyết định của cơ quan này. "Đại sứ quán Áo chọn VinFast Lux A2.0 vì chất lượng cao và thiết kế hiện đại", vị đại sứ nêu rõ.
Ông cũng tỏ ra hài lòng với "đội ngũ nhân viên và dịch vụ chuyên nghiệp" đã giúp Đại sứ quán Áo nhận xe nhanh chóng và không có bất kì sự cố nào.
Theo TS Trần Tuấn Linh, những chiếc xe ngoại giao cắm lá cờ đỏ, trắng của nước Áo có thể chỉ là khởi đầu của VinFast. "Trên đường phố Việt Nam, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều chiếc VinFast với những lá cờ của các quốc gia khác nhau. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu khi ô tô thương hiệu Việt đã được một cơ quan ngoại giao như ĐSQ Áo tin tưởng và tiên phong sử dụng làm xe công vụ", ông nói.
Trường Thịnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân cũng khá lớn. Để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sớm chuẩn bị đầy đủ các loại hàng hóa. Năm nay, nguồn thực phẩm khá dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.

Giá lợn hơi giảm mạnh ở miền Bắc, chững lại tại miền Nam
Giá lợn hơi những ngày gần đây biến động trái chiều. Theo đó, tại miền Bắc giá lợn hơi giảm mạnh xuống còn từ 66 - 67.000 đồng/kg, trong khi miền Trung và miền Nam giữ mức 67- 76.000 đồng/kg.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.