Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Bảo hộ sở hữu trí tuệ là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi nhuận kinh tế cho người sản xuất, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh... Chính vì vậy, thời gian qua, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình.
Đi vào hoạt động cách đây hơn 10 năm, Công ty CP dịch vụ Yến sào VietNest xã Yên Phong huyện Yên Định, chủ yếu phát triển các dòng sản phẩm yến hũ, yến tinh, yến đông trùng hạ thảo. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm yến sào Vietnest và đến năm 2020, Công ty đã Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ chứng nhận nhãn hiệu. Đây là cơ sở để bảo vệ, phát triển và quảng bá sản phẩm trên thị trường. Trong quá trình sản xuất Công ty luôn chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất như hệ thống giàn máy lọc nước Ro, máy sấy yến.v.v đồng thời quan tâm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, các sản phẩm của Công ty CP dịch vụ Yến sào VietNest đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường. Đặc biệt, năm 2022, sản phẩm tổ yến tinh chế thượng hạng đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Hiện sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Malaysia, Trung Quốc. Trung bình mỗi tháng, Công ty sản xuất trên 400 kg hàng thô, doanh thu đạt 6 tỷ đồng mỗi tháng, tạo việc làm cho 50 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Chị Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty CP dịch vụ Yến sào VietNest huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu rất quan trọng, sản phẩm của mình phải có bảo hộ thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm. Sau khi được bảo hộ thương hiệu, chúng tôi đã đẩy mạnh thị trường, hiện nay đã có rất nhiều đại lý, nhà phân phối lớn trong nước, đặc biệt chúng tôi đẩy mạnh một số mẫu trọng điểm để xuất khẩu đi các nước".
Năm 2022, sản phẩm nem ống An Cúc, thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh đã đạt OCOP 3 sao. Xác định tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, cơ sở sản xuất nem ống An Cúc đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận nhãn hiệu nem ống An Cúc. Trong quá trình chờ được cấp giấy chứng nhận, cơ sở đã và đang đẩy mạnh đầu tư mua sắm máy móc, cải tiến về mẫu mã, tem nhãn, hút chân không để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2023, cơ sở sản xuất nem ống An Cúc được Ban Hội nhập và Hợp tác phát triển quốc tế công nhận là đơn vị đạt tốp 10 sản phẩm dịch vụ chất lượng cao vì người tiêu dùng. Hiện sản phẩm đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình 1 ngày, cơ sở sản xuất gần 3.000 sản phẩm nem ống.

Ông Lê Hữu An, Chủ cơ sở sản xuất nem ống An Cúc, thị trấn Bến Sung huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Qua quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, tôi thấy cần phải làm nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm để tránh tranh chấp về sau này. Hiện tại, gia đình tôi đã hoàn thiện hết hồ sơ để được Bộ Khoa học công nghệ chứng nhận sản phẩm nem ống An Cúc là độc quyền của gia đình chúng tôi".
Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển 10 sản phẩm đặc sản địa phương; 9 Hội được thành lập để quản lý tài sản trí tuệ cộng đồng. Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa có có 531 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Trong đó 112 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, gần 200 sản phẩm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ. Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP không chỉ tạo hành lang bảo hộ về mặt pháp lý cho chủ thể, tổ chức, doanh nghiệp, HTX tỉnh Thanh Hóa; ngăn chặn việc sao chép hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu, giúp bảo vệ và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của người sản xuất, người kinh doanh đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường.

Để sản phẩm OCOP của tỉnh được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các địa phương, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh mở các lớp hướng dẫn, tuyên truyền cho cán bộ quản lý các cấp về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, địa phương làm các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua đánh giá sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã 1 sản phẩm OCOP cũng được triển khai thường xuyên. Qua đó, các chủ thể OCOP quan tâm áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác giá trị tài nguyên bản địa như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận…

Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hàn Văn Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bằng nhiều hình thức như tổ chức các hoạt động tuyên truyền, qua các trang mạng thông tin điện tử của huyện, chúng tôi tuyên truyền, hướng dẫn cho các chủ thể OCOP ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đặc biệy là việc sở hữu trí tuệ trong mỗi sản phẩm OCOP. Từ đó, tạo điều kiện tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị sản phẩm trên thị trường".

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học công nghệ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các chủ thể OCOP, các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm nhiều hơn đến sở hữu trí tuệ để các tổ chức tăng cường công tác xin chức nhận sở hữu trí tuệ, bảo hộ cho sản phẩm của mình".
Thực tế cho thấy, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm không khó nhưng "bài toán" giữ vững và phát triển nhãn hiệu OCOP là vấn đề đặt ra. Do đó, đòi hỏi các chủ thể cần xây dựng và thực hiện đúng quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, vai trò của các hội viên, giám sát chất lượng sản phẩm, tạo sự đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm có tính lan tỏa, nhân rộng trên quy mô lớn.


Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.

"Dữ liệu với cuộc sống” mùa 3 phiên bản “Giải pháp công nghệ đột phá”
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức khởi động Cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" mùa 3 với phiên bản "Giải pháp công nghệ đột phá". Ban tổ chức Cuộc thi "Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life" hy vọng Cuộc thi mùa 3 sẽ tạo luồng sinh khí mới, mang đến những sản phẩm có tính ứng dụng cao, thiết thực áp dụng trong cuộc sống.

Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đề xuất miễn giảm thuế để thu hút công nghệ chiến lược
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất hàng loạt ưu đãi thuế hấp dẫn dành cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ chiến lược vào Việt Nam. Theo dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập 5 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 10 năm tiếp theo.

Nâng cao chất lượng sản xuất lúa gạo hữu cơ
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập và đời sống của người trồng lúa trên địa bàn tỉnh, hiện nay nhiều mô hình trồng lúa hữu cơ ở các địa phương đang áp dụng các quy trình khoa học kỹ thuật mới tạo ra sản phẩm an toàn, có giá trị cao mang lại lợi ích kép cho người nông dân và doanh nghiệp.

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số
Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.