Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Năm 2020, cơ sở cơ sở nem chua Thắng Tuyến, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và Công nghệ chứng nhận nhãn hiệu nem Thắng Tuyến, cơ sở đã và đang đẩy mạnh đầu tư mua sắm máy móc, cải tiến về mẫu mã, tem nhãn, hút chân không để đảm bảo vệ sinh; đồng thời đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, cơ sở luôn chú trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu, quy trình chế biến. Đến năm 2024, sản phẩm nem bùi và nem chua đã đạt OCOP 3 sao. Nhờ đó, thị trường được mở rộng, có thời điểm, trung bình 1 ngày cơ sở sản xuất gần 2.000 sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động.
Ông Nguyễn Kỳ Anh, Chủ cơ sở sản xuất nem chua Thắng Tuyến, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ năm 2020, chúng tôi được Cục Sở hữu trí tuệ, bảo hộ độc quyền nem Thắng Tuyến và đến năm 2023 đạt OCOP 3 sao nem chua và nem bùi. Từ lúc được bảo hộ thương hiệu, không bị nhái thương hiệu, sản phẩm bán ra được người tiêu dùng tin tưởng. Sau khi sản phẩm được bảo hộ, quy trình sản xuất đảm bảo nguyên liệu đầu vào và đầu ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi tăng cường quảng bá tại các hội chợ, trên facebook, qua đó tiếp cận lượng khách hàng nhiều hơn".
Công ty TNHH Spico, Thành phố Thanh Hóa, chuyên sản xuất các sản phẩm tương ớt truyền thống như tương cà, tương ớt, xa tế... Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ. Năm 2022, Công ty đã Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và công nghệ chứng nhận nhãn hiệu. Đây là cơ sở để bảo vệ, phát triển và quảng bá sản phẩm trên thị trường. Cũng trong năm 2022, sản phẩm Tương ớt Phúc Lộc Thọ và Tương cà chua đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Hiện các sản phẩm tương ớt, tương cà của công ty đã xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử của: Shopee, Lazada, Sendo… và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi tháng công ty xuất bán từ 3.000 đến 5.000 sản phẩm, với mức doanh thu đạt 100-150 triệu đồng/tháng. Đầu năm 2024, công ty bước đầu xuất khẩu hơn 2.000 chai tương ớt sang Canada, Hà Lan.
Anh Lê Minh Cương, Giám đốc Công ty TNHH Spico, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu thị trường phát triển, được người tiêu dùng tin tưởng. Sắp tới đây, chúng tôi đăng ký bảo hộ kiểu dáng đặc quyền đối với dòng sản phẩm mới. Bởi vì, Nhà nước bảo hộ để chúng tôi tự tin đưa sản phẩm đi xa, đăng ký bảo hộ sản phẩm, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái không tồn tại".
Để những sản phẩm OCOP của tỉnh có chỗ đứng và vươn xa trên thị trường, hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các địa phương, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới mở các lớp hướng dẫn, tuyên truyền cho cán bộ quản lý các cấp về đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, địa phương làm các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua đánh giá sản phẩm tham gia OCOP cũng được triển khai thường xuyên.
Tính đến nay, tỉnh Thanh Hóa có có 531 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Trong đó 112 sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ, gần 200 sản phẩm đã nộp đơn đăng ký bảo hộ. Việc bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh đã góp phần thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, nâng cao vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản và sản phẩm làng nghề trên thị trường trong quá trình hội nhập.
Ông Lê Thiệu Phúc, Phó Trưởng phòng Kinh tế, UBND thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với các sản phẩm OCOP, Thành phố Thanh Hóa đã hướng dẫn các chủ thể đăng ký nhãn hiệu, tránh tình trạng nhái lại các cơ sở đã nghiên cứu, đăng ký. Đến nay, trên địa bàn có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu. Đối với các sản phẩm đã được chứng nhận, các chủ thể đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên địa bàn".
Thực tế cho thấy, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm không khó nhưng "bài toán" giữ vững và phát triển nhãn hiệu là vấn đề đặt ra. Đòi hỏi các đơn vị cần xây dựng và thực hiện đúng quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, vai trò của các hội viên, giám sát chất lượng sản phẩm, tạo sự đoàn kết trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm có tính lan tỏa, nhân rộng trên quy mô lớn.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.