Dấu tích khởi nghĩa Bà Triệu trên đỉnh Ngàn Nưa
Năm 248, sau khi phất cờ khởi nghĩa tại núi Quân Yên (nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), Bà Triệu và nghĩa quân tiến về khu vực núi Nưa (thuộc địa phận các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh) để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Ngô. Hiện nay, trên đỉnh ngàn Nưa linh thiêng, vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích và truyền thuyết về Bà Triệu cùng cuộc khởi nghĩa lẫy lừng do Bà lãnh đạo.
Bãi đất trống trên đỉnh Am Tiên, thuộc dãy Ngàn Nưa, tương truyền là nơi khi xưa bà Triệu dựng đại bản doanh, tập luyện cho quân sĩ. Ở nơi này, bà dựng thêm một khu chợ, gọi là chợ Bụa, họp vào buổi đêm. Đây vừa là nơi để người dân trong vùng giao thương, vừa là nơi nghĩa quân thu nạp lương thực, vũ khí. Cách đó vài trăm mét là giếng Tiên. Dù ở độ cao gần 600 m so với mực nước biển, song lúc nào nước giếng cũng trong mát. Tương truyền, đây là nơi bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi chuẩn bị xuất quân.
Khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, từ Ngàn Nưa, Bà Triệu cùng nghĩa quân kéo xuống đồng bằng, giành nhiều thắng lợi vang dội, khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía…
Ngày nay, tại Ngàn Nưa, đặc biệt là đỉnh Am Tiên, còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 như: Gò đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân); Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân); Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi), Ao Hóp (nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân)…
Sau khi khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, người dân nhớ ơn, lập một ngôi đền thờ Bà ngay trên đỉnh Am Tiên. Trải qua thời gian năm tháng, cho đến hôm nay, ngôi đền vẫn nghi ngút khói nhang, thể hiện sự lòng kính ngưỡng của các thế hệ cháu con dành cho vị nữ anh hùng lẫy lừng trong lịch sử dân tộc.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Du khách đến từ thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nào gia đình cũng lên Am Tiên, mang theo cả con để giúp các cháu hiểu hơn về truyền thống của dân tộc".
Ông Lê Văn Sơn, Công chức văn hóa thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Những năm qua, xã và huyện luôn giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử liên quan đến khởi nghĩa Bà Triệu".
Gần 2 thiên niên kỷ đã qua đi, trên đỉnh Ngàn Nưa huyền thoại, những dấu tích và câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vẫn được nhân dân gìn giữ, lưu truyền; khí phách hiên ngang, tinh thần chống giặc bất khuất của vị liệt nữ vẫn âm vang hồn sông núi.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về nơi cửa ngõ xứ Thanh
Nằm ẩn mình giữa khung cảnh núi non hùng vĩ, thuộc thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Đền Rồng - Đền Nước từ lâu đã trở thành điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hai ngôi đền này không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc cổ kính, trang nghiêm mà còn bởi giá trị lịch sử và văn hóa to lớn. Di tích này sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm thú vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.