Bà Triệu
Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại không ít chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Và hậu thế không thể không nhắc đến khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ. Để tưởng nhớ, tri ân công đức Vua Bà, Nhân dân ta đã dựng đền thờ ở nhiều nơi. Trải qua biết bao thăng trầm dâu bể, giờ đây, những di tích này không chỉ là điểm tham quan du hút thu khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Linh thiêng phủ Tía
Triệu Sơn - huyện đồng bằng tiếp nối với vùng miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, được thành lập năm 1965, thực tế vùng đất này đã tồn tại rất lâu đời với bề dày lịch sử, văn hóa. Trong đó có núi Tía - được biết đến là một vùng di tích lịch sử và danh thắng. Ngọn núi cao 30m, diện tích 29 nghìn mét vuông, trông xa như con rùa cất cổ đi về phía Tây Bắc. Cùng với núi Nưa, núi Tía được biết đến là một trong những nơi ghi dấu ấn đậm nét về cuộc đời vẻ vang, anh hùng của Bà Triệu.
Dấu tích khởi nghĩa Bà Triệu trên đỉnh Ngàn Nưa
Năm 248, sau khi phất cờ khởi nghĩa tại núi Quân Yên (nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa), Bà Triệu và nghĩa quân tiến về khu vực núi Nưa (thuộc địa phận các huyện Triệu Sơn, Nông Cống, Như Thanh) để xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Ngô. Hiện nay, trên đỉnh ngàn Nưa linh thiêng, vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích và truyền thuyết về Bà Triệu cùng cuộc khởi nghĩa lẫy lừng do Bà lãnh đạo.
Thống nhất thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Chiều 9/5, đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về thể lệ cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”. Dự cuộc họp có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương là thành viên Ban Tổ chức cuộc thi.
Lễ hội Đền Bà Triệu thu hút đông đảo Nhân dân và du khách
Cứ vào dịp 19/2 đến 22/2 âm lịch hàng năm, lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của xứ Thanh. Năm nay, lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức cùng với lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nên đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương đến dự.
Tổng duyệt chương trình Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Sáng 10/3 (tức ngày 19/2 năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Ban Tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu đã tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023. Tham dự có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thành viên Ban Tổ chức Lễ hội; đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Phát huy giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu gắn với phát triển du lịch
Khu di tích Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt từ năm 2014. Với giá trị to lớn về nhiều mặt, nơi đây đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, góp phần giáo dục truyền thống; đồng thời là nguồn tài nguyên vô giá để tỉnh Thanh Hóa khai thác, phát triển loại hình du lịch văn hóa, tâm linh. Những năm qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Nhân dân huyện Hậu Lộc đã ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch; trong đó Khu di tích Bà Triệu được xác định là điểm đến quan trọng trong các tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh.
Phát huy truyền thống phụ nữ trên quê hương Bà Triệu
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ…". Chiếm trên 50% dân số và hơn 49% lực lượng lao động, phụ nữ Thanh Hóa đã kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và quê hương bà Triệu anh hùng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, có nhiều đóng góp vào thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu vào tháng 3/2023
Từ ngày 11 đến 13/3, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.