Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong công tác khám chữa bệnh
Trong thời gian qua, ngành Y tế tỉnh đã tích cực đưa ra các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng tới chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, xã hội số vào các hoạt động quản lý, khám chữa bệnh một cách toàn diện, nhờ đó đã có những thay đổi tích cực trong hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số và việc triển khai Đề án 06, ngành Y tế Thanh Hóa đã tích cực tham gia, chỉ đạo hệ thống y tế triển khai các hoạt động chuyển đổi số y tế trong chăm sóc sức khỏe người dân với mục tiêu lấy con người là trung tâm trong môi trường số. Đến nay, việc chuyển đổi số ngành Y tế Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả tích cực về chuyển đổi nhận thức, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số và an toàn, an ninh mạng. Cụ thể, 100% bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; 100% đơn vị y tế công lập triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; 100% cơ sở y tế công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn an ninh mạng; 677/677 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai việc sử dụng thẻ căn cước gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế với lượt tra cứu thành công đạt tỷ lệ gần 70%.

Là cơ sở khám chữa bệnh huyện miền núi, việc tiếp cận các hệ thống công nghệ chuyển đổi số của người dân còn hạn chế, tuy nhiên do làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đến nay đa số người dân đến Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân đã biết và sử dụng căn cước công dân làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh thay cho thẻ BHYT giấy, nhiều bệnh nhân thực hiện thanh toán viện phí qua tài khoản, hạn chế việc sử dụng tiền mặt. Bệnh viện đã và đang triển khai thực hiện đơn thuốc điện tử và bệnh án điện tử nhằm hạn chế các thủ tục giấy tờ, lưu trữ thông tin khám và điều trị bệnh của bệnh nhân trên hệ thống phần mềm, tiến tới liên thông, thuận tiện cho cả bệnh nhân và cơ sở khám chữa bệnh.

Thạc sỹ Trịnh Ngọc Hân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Thạc sỹ Trịnh Ngọc Hân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Triển khai Đề án 06, bệnh viện đã đầu tư các đầu quét mã căn cước công dân, tuyên truyền cho người dân sử dụng căn cước không cần thẻ BHYT. Chúng tôi cũng tích cực chuyển đổi số trên nhiều mặt công tác như thực hiện đơn thuốc điện tử, bệnh án điện tử. Đơn thuốc thì đã thực hiện ttoos nhưng về bệnh án điện tử còn gặp một số khó khăn".
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 646 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh được Sở Y tế cấp mã liên thông cơ sở, 3.825 bác sĩ được cấp mã liên thông; 456 cơ sở đã tiến hành liên thông đơn thuốc lên hệ thống đơn thuốc quốc gia; tổng số đơn thuốc được liên thông đến thời điểm hiện tại là 3.135.449. Tại cơ quan Sở Y tế, hiện nay đã thực hiện quản lý văn bản và hồ sơ công việc hoàn toàn trên môi trường mạng, 100% văn bản đến được tiếp nhận và luân chuyển trên hệ thống và được ký số ban hành.

71/71 đơn vị y tế duy trì thực hiện quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng. 100% cơ sở y tế sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ Bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh. Các bệnh viện cũng đã áp dụng chuyển đổi số trong kết nối trực tuyến để đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyển giao kỹ thuật theo hình thức cầm tay chỉ việc, hội chẩn từ xa với các chuyên gia tuyến Trung ương để xử lý những ca bệnh khó, thay cho việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Ông Tống Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức Cầu Quan, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ông Tống Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức Cầu Quan, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, chúng tôi rất chú trọng vấn đề chuyển đổi số, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân"
Việc thực hiện chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ ở các tuyến y tế cơ sở. Trong đó, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sử dụng phần mềm chạy trên nền tảng điện toán đám mây, kết nối liên thông dữ liệu 4 cấp từ trạm y tế xã lên đến Bộ Y tế và với các đơn vị liên quan đang được các đơn vị đặc biệt quan tâm. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn cũng đang tập trung triển khai phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe của người dân và phần mềm quản lý y tế cơ sở, tạo thuận lợi hơn cho công tác khám chữa bệnh.

Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030". Ngành y tế Thanh Hóa xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, thời gian thực hiện, trách nhiệm hoàn thành và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch Phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CĐS) năm 2023... Ngoài ra, sở cũng tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế bảo trì, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT bảo đảm an toàn, an ninh mạng hệ thống CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ triển khai CĐS và thực hiện Đề án 06...

Trong quá trình triển khai chuyển đổi số, ngoài những kết quả đã đạt được, ngành Y tế Thanh Hóa cũng gặp phải một số khó khăn, bất cập. Trong đó, việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các đơn vị trực thuộc và các cơ sở khám chữa bệnh còn gặp khó khăn. Nguyên nhân là do thói quen, trình độ ứng dụng công nghệ của người dân nhất là khu vực miền núi, người cao tuổi còn thấp nên việc sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế. Cùng với đó, cơ sở vật chất tại một số cơ sở y tế, đặc biệt là hệ thống các trạm y tế xã vẫn còn hạn chế so với yêu cầu công việc, máy tính, trang thiết bị một số nơi còn chưa được trang bị đủ hoặc quá cũ và lạc hậu…

Thời gian tới, ngành Y tế Thanh Hóa sẽ tập trung khắc phục những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số, đồng thời tiếp tục triển khai ứng dụng các dịch vụ, giải pháp số trong lĩnh vực y tế; tiếp tục nâng cấp hạ tầng số hóa, mua sắm trang thiết bị cần thiết; tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, y, bác sĩ... Ngành Y tế Thanh Hóa phấn đấu thông qua chuyển đổi số giúp nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh, cắt giảm bớt chi phí phát sinh cũng như thời gian chờ đợi, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.