Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân Mường Lát
Nhằm thay đổi tập quán sản xuất, phát huy lợi thế về diện tích tự nhiên, trong thời gian vừa qua, được sự hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện Mường Lát đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là hướng đi giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Công ty TNHH Japta Comfeed Việt Nam, Đồn Biên phòng Pù Nhi và Chính quyền địa phương đã trao 4.000 con gà giống lông màu khỏe mạnh cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 xã Pù Nhi và Nhi Sơn, huyện Mường Lát. Theo đó, có 80 hộ dân xã Pù Nhi và Nhi Sơn được hỗ trợ mỗi hộ 50 con gà lông màu giống và thức ăn ban đầu.
Cùng với sự hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh, người dân Mường Lát sẽ dần thay đổi tập quán, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập.
Thiếu tá Bùi Xuân Ngãi, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pù Nhi, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chính sách này nhằm hỗ trợ bà con xây dựng mô hình sinh kế phát triển mới để mang lại cuộc sống no cho bà con".
Gia đình bà Trần Thị Tuyết, ở bản Khằm 1, xã Trung Lý, huyện Mường Lát trước đây là hộ nghèo. Nhờ phát triển chăn nuôi gia súc, tận dụng nguồn thức ăn từ đồi rừng nên đến nay, gia đình bà đã phát triển được 18 con bò, mỗi năm mang lại nguồn thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng.
Huyện Mường Lát hiện có khoảng 100 nghìn con gia cầm, 22 nghìn con trâu bò và trên 10 nghìn con lợn. Là một huyện miền núi cao, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn, chăn nuôi đang trở thành hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế, với giá trị thu nhập trên 130 tỷ đồng. Cũng nhờ chăn nuôi, nhiều hộ dân đã xóa được đói, giảm được nghèo. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 39,34%, giảm 8,4% so với năm 2022.
Ông Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mường Chanh với diện tích tự nhiên lớn, hết sức thuận lợi để cho phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi đàn gia súc lớn. Hiện nay với tổng đàn gia súc trên 3500 con với 300 hộ gia đình chăn nuôi đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế của địa phương, góp phần vào cuộc xóa đói giảm nghèo".
Để chăn nuôi tiếp tục phát huy hiệu quả, ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện Mường Lát đẩy mạnh hỗ trợ con giống, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Đây sẽ là giải pháp quan trọng giúp người dân Mường Lát phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Doanh nghiệp Thanh Hoá đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
Ở thời kỳ nào, doanh nghiệp doanh nhân cũng được xác định là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất, việc làm và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, những năm qua đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đã nỗ lực cố gắng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành kèm theo Quyết định số 929 ngày 31/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 14832
Ngành xây dựng tăng trưởng 7,48% trong 9 tháng
Trong 9 tháng qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 7,48% so cùng kỳ. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt hơn 43,7%. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước đạt 26,5m2 sàn/người, tăng 0,9m2 so với năm 2023.
Huyện Thiệu Hóa tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2024), huyện Thiệu Hóa đã tổ chức gặp mặt và tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.
Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2024 đạt 34,05 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước và tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Phát triển sản phẩm OCOP 4 sao
Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 13 sản phẩm đạt 4 sao. Đây là nhiệm vụ khó khăn do Bộ tiêu chí OCOP giai đoạn 2021-2025 bổ sung thêm nhiều tiêu chí mới.
Tổng Cục thuế yêu cầu các địa phương thu hồi nợ thuế
Tổng Cục thuế vừa ban hành công văn yêu cầu Cục thuế các địa phương và Cục thuế Doanh nghiệp lớn triển khai các biện pháp nhằm tăng cường quản lý và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ thuế.
Doanh nghiệp lạc quan về tăng trưởng
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo quý III, cho thấy sự lạc quan nhất đến từ khu vực doanh nghiệp FDI với 84,8% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV tốt hơn hoặc ổn định so với quý III. Tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và Nhà nước đều trên 81%.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổng kết hoạt động quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng, giai đoạn 2011 - 2024
Sáng 11/10, Ban Quản lý quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động quỹ giai đoạn 2011 - 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.