Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Thanh toán không dùng tiền mặt đã được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đời sống. Thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang phát triển mạnh ở khu vực nông thôn.
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, thực hiện thao tác quét mã QR đơn giản, chị Nguyễn Thị Dinh, thị xã Nghi Sơn có thể thanh toán mua bán hàng hóa. Đây là cách chị Dinh thanh toán khi đi mua sắm hay các loại hóa đơn tiền điện, nước trong những năm gần đây.
Chị Nguyễn Thị Dinh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi có mã QR, tôi thấy thanh toán trở nên đơn giản hơn, tiền trong tài khoản chỉ cần quét, đỡ thất thoát tiền, không tính nhầm, sai. Chúng tôi thấy rất tiện lợi".
Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn về các hình thức thanh toán. Đồng thời, triển khai các dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR code, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, ví điện tử...
Trong lộ trình thực hiện chuyển đổi số, chính quyền các địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, người dân chủ trọng thanh toán không dùng tiền mặt.
Chị Hoàng Thị Thư, cửa hàng tạp hóa Nam Thư, thôn 8, xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà tôi kinh doanh hàng tạp hóa đã 15 năm rồi. Nay theo công nghệ mới dùng phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt, tôi thấy quản lý tài chính rất chặt chẽ, kiểm tra đầu, vào đầu ra thuận tiện. 95% người dân đến cửa hàng nhà tôi đã sử dụng phần mềm".
Hạ tầng internet ngày càng mở rộng, hình thức thanh toán đa dạng hóa đã giúp tỷ lệ người dân nông thôn thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có 80% người dân khu vực nông thôn từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm.
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Sáng ngày 06/11, tại huyện Đông Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt Hợp tác xã (HTX) trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến.
Thanh Hóa duy trì 1.700 ha trồng cói nguyên liệu
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa hiện có 1.700 ha trồng cói nguyên liệu, tập trung tại các huyện Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Thu hoạch vụ mùa, sản xuất vụ Đông đảm bảo tiến độ, lịch thời vụ
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa và cây trồng vụ mùa năm 2024. Cùng với đó, bà con nông dân tiếp tục gieo trồng cây màu vụ Đông 2024 - 2025 và chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng vụ Đông Xuân năm 2025.
Thanh Hóa có trên 28.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
Nhằm năng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, tăng cường quản lý rừng bền vững, những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các chủ rừng tập trung nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC cho các diện tích rừng trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá khắc phục khuyết điểm theo Kết luận thanh tra
Đầu năm 2024, Thanh tra tỉnh Thanh Hoá tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Theo Kết luận thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xây dựng phương án chấn chỉnh, khắc phục.
Doanh nghiệp đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội
Cùng với đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua, chị Nguyễn Thị Hồng, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Nước sạch Lam Sơn - Sao Vàng cùng tập thể nhân viên trong công ty luôn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Hiện nay là thời điểm các doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và hoàn thành kế hoạch năm. Do đó, các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt tìm kiếm giải pháp thúc đẩy sản xuất, đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nỗ lực hoàn thành tốt nhất kế hoạch năm 2024 và tạo tiền đề cho năm 2025.
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện rõ nét
Các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đều đánh giá, một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn.
PTSC Thanh Hóa chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển
Để bắt nhịp với sự phát triển của ngành vận tải biển trên thế giới, các doanh nghiệp cảng biển trong nước cũng nỗ lực chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh. Không nằm ngoài xu thế đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật PTSC Thanh Hóa – đơn vị đang vận hành và khai thác cảng biển tại khu vực cảng Nghi Sơn đã tích cực áp dụng nhiều giải pháp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Sàn thương mại điện tử nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt
Theo báo cáo mới nhất được Metric (nền tảng số liệu thương mại điện tử) vừa phát hành, trong 9 tháng năm nay, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực với tổng doanh thu đạt 227.700 tỷ đồng, tương đương 9,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý III, doanh thu đã đóng góp 84.700 tỷ đồng, thể hiện sự sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.