Đền thờ “Tể tướng Vạn Hà – Thiên hạ âu ca”
Thiệu Hóa - mảnh đất có bề dày lịch sử, là một trong những nơi phát tích của người Việt cổ. Những câu chuyện từ thuở hồng hoang đã được kể lại đầy sinh động và thuyết phục qua các di chỉ khảo cổ núi Đọ, núi Nuông. Để rồi, từ cái nôi của lịch sử và văn hóa ấy, Thiệu Hóa trở thành mảnh đất của những danh nhân khoa bảng, anh hùng hào kiệt đã góp phần làm rạng ngời sử sách non sông. Trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho - một trong bốn danh sĩ nổi tiếng của đất Vạn Hà, tên tuổi đã được ghi danh tại Văn miếu Quốc tử giám.
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Để tưởng nhớ về công lao to lớn của ông, Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.
Nói về Nguyễn Quán Nho, người Vạn Hà ai cũng thuộc câu ca: "Thượng thư Lê Hy, thiên hạ sầu bi, Tể tướng Vãn Hà, thiên hạ âu ca". Sách "Đại Nam quốc sử diễn ca" cũng ghi: Bởi ai thiên hạ âu ca/ Chẳng quan Tham tụng Vạn Hà là chi". Những câu nói ấy đã phần nào giúp hậu thế hiểu thêm tính cách, con người và sự thanh liêm chính trực của ông.
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho sinh năm 1638, mất năm 1708, tên hiệu Giản Trai, tên thụy Ôn Nhã, là người xã Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên (nay là thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa). Mồ côi cha từ bé, nhà nghèo, hai mẹ con ông sống lay lắt qua ngày bằng nghề mò cua, bắt ốc, đan thừng. Sách "Kẻ chăn trâu kỳ dị" có ghi, vì quá nghèo đói mà Nguyễn Quán Nho thường xuyên phải sang hàng xóm mượn nồi nấu cơm nhưng thực chất là về vét hạt cơm còn chét lại dưới đáy nồi để ăn cầm cự. Dần dần hàng xóm biết chuyện, cố ý dành lại nhiều phần cơm cháy hơn. Bởi thế mà Nguyễn Quán Nho thường được gọi là "chàng Cháy".
Chàng Cháy rất ham học. Những lúc mẹ đi làm thuê cho nhà giàu, cậu đi theo, áp tai vào vách nghe thầy giảng bài cho con chủ nhà, lại lấy que củi vạch chữ lên nền đất. Thậm chí, cậu còn dùng gai tập viết từng con chữ lên thân xương rồng, trên lá chuối. Đêm đến đèn dầu không có để thắp, Quán Nho học cách của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi lấy đom đóm bỏ vào vỏ trứng gà làm đèn. Nhờ sáng dạ, chăm chỉ, chẳng bao lâu Quán Nho đã thuộc hết chữ.
Vượt qua đói rét, khó khăn, khoa thi năm Đinh Mùi (1667) niên hiệu Cảnh Trị đời vua Lê Huyền Tông, cậu học trò nghèo đã đỗ Đồng Tiến sĩ. Quan lộ thuận lợi, Nguyễn Quán Nho lần lượt giữ nhiều vị trí, chức vụ, từ Phó đô ngự sử (1684); Tả Thị lang Bộ Lại (1691); Thượng thư Bộ binh (1693); đến Thượng thư Bộ lại; Tri lục phiên. Khi giữ chức Tham tụng (Tể tướng), ông được chúa Trịnh cho kiêm chức Tả hiến tư giảng. Trong cuộc đời 40 năm làm quan, trải qua 4 đời vua, Nguyễn Quán Nho luôn thể hiện sự thanh liêm, hết lòng phục vụ Nhân dân, phụng sự đất nước.
Làm quan với chức cao vọng trọng nhưng ông luôn sống giản dị, khoan dung, làm hết chức phận, một lòng phò vua, giúp chúa, chăm lo công việc, yêu thương, gần gũi người dân; thường xuyên quan tâm đến công tác đê điều, phòng lụt bão, miễn giảm một số thuế khóa cho dân. Dưới sự quản lý, chăm lo của ông, mùa màng quanh năm tươi tốt, Nhân dân được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Tiếng lành đồn xa, Nhân dân khắp chốn truyền tụng công lao to lớn của trạng "Cháy" Nguyễn Quán Nho người Vạn Hà.
MC Tuấn Dũng trò chuyện với ông Nguyễn Quán Quyền, Trưởng tộc dòng họ Nguyễn Quán – Người trông coi di tích lịch sử Đền thờ Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho
Năm Vĩnh Thịnh - Đinh Hợi (1707), ở tuổi 70, Tể tướng Nguyễn Quán Nho rời chốn quan trường. Hơn một năm sau ông mất, và được thăng Lại bộ Thượng thư, tước Quận Công. Về nơi cửu tuyền, ông được nhà Lê truy phong là Trung đẳng thần, đến thời Nguyễn gia phong là Cương ý dực bảo trung lương, Thượng đẳng thần. Khi mất đi, tài sản ông để lại không đủ xây dựng nhà thờ cho chính mình. Mãi sau một viên quan địa phương đã đứng ra kêu gọi quyên góp xây dựng đền thờ ông ngay tại mảnh đất nhà thờ ngày nay.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho hiện thuộc tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa (huyện Thiệu Hóa), được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993. Ngôi đền có quy mô không lớn, nhưng cổ kính, trang nghiêm với mái ngói rêu phong, nóc nhà trang trí hình lưỡng long chầu nguyệt, trước cửa có đôi nghê chầu.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hoá, huyện Thiệu Hoá cho biết: "Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho hiện thuộc tiểu khu 5, thị trấn Thiệu Hóa. Trong những năm qua, cấp chính quyền luôn quan tâm đến công tác trùng tu, động viên gia đình giữ nguyên hiện trạng, với mục đích giữ gìn, phát huy giá trị của di tích được Nhà nước công nhận".
Những năm qua, vào những dịp lễ, tết quan trọng, dòng họ Nguyễn Quán luôn tập trung triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích tinh thần ham học của con em trong họ. Nhiều người đã đạt thành tích học tập xuất sắc, và có chỗ đứng trong hàng ngũ cán bộ cấp cao, đóng góp công sức lớn cho sự phát triển cùa quê hương, đất nước.
Với mong muốn ngày càng phát huy hơn nữa tinh thần hiếu học của con cháu trong dòng họ nói riêng, và lan toả tinh thần của vùng đất khoa bảng Thiệu Hoá nói chung, con cháu dòng họ Nguyễn Quán cùng đông đảo Nhân dân địa phương đã cùng chính quyền và các đoàn thể quan tâm vận động nhiều nguồn đóng góp để tiếp tục gìn giữ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và lăng mộ Nguyễn Quán Nho sao cho xứng đáng với vị thế của một vị Tể tướng chính trực, thanh liêm, niềm tự hào của mảnh đất Thanh Hoá anh hùng, qua đó giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử quý báu cho các thế hệ mai sau.
Những năm qua, vào những dịp lễ, Tết quan trọng, dòng họ Nguyễn Quán luôn tập trung triển khai nhiều hoạt động nhằm khuyến khích tinh thần ham học của con em trong họ. Nhiều người đã đạt thành tích học tập xuất sắc, và có chỗ đứng trong hàng ngũ cán bộ cấp cao, đóng góp công sức lớn cho sự phát triển cùa quê hương, đất nước.
Với mong muốn ngày càng phát huy hơn nữa tinh thần hiếu học của con cháu trong dòng họ nói riêng, và lan toả tinh thần của vùng đất khoa bảng Thiệu Hoá nói chung, con cháu dòng họ Nguyễn Quán cùng đông đảo Nhân dân địa phương đã cùng chính quyền và các đoàn thể quan tâm vận động nhiều nguồn đóng góp để tiếp tục gìn giữ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia Đền thờ và Lăng mộ Nguyễn Quán Nho sao cho xứng đáng với vị thế của một vị Tể tướng chính trực, thanh liêm, niềm tự hào của mảnh đất Thanh Hoá anh hùng, qua đó giáo dục và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử quý báu cho các thế hệ mai sau.
Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn
Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại không ít chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Và hậu thế không thể không nhắc đến khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ. Để tưởng nhớ, tri ân công đức Vua Bà, Nhân dân ta đã dựng đền thờ ở nhiều nơi. Trải qua biết bao thăng trầm dâu bể, giờ đây, những di tích này không chỉ là điểm tham quan du hút thu khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa
Xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều món ăn đặc sản trứ danh như: nem chua, bánh cuốn, hay chả tôm… Bên cạnh đó, xứ Thanh còn nổi danh với rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng miền, trong đó có bánh lá răng bừa ở vùng đất Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng
Thanh Hóa có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng đa dạng và phong phú về số lượng cũng như thể loại. Trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm, chỉ đạo việc trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Tự hào vùng đất học Thiệu Hoá
Vùng đất Vạn Hà xưa, nay là thị trấn Thiệu Hoá, là vùng quê có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, yêu nước và cách mạng. Nơi đây đã sản sinh ra những danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước. Người Vạn Hà rất coi trọng việc học hành, truyền thống đó được thể hiện trong hương ước và tập quán của xóm để làm gương cho hậu thế noi theo. Trên địa bàn thị trấn có nhiều di tích lịch sử có giá trị tâm linh, và giá trị truyền thống hiếu học sâu sắc, điển hình trong số đó là di tích đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho và di tích nhà thờ Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.