Di tích xứ Thanh trong dòng chảy văn hóa
Thanh Hóa là vùng đất đậm đặc di sản, di tích và thắng cảnh, đa dạng về thể loại, giầu giá trị và được phân bố khắp các vùng miền trong tỉnh. Xác định đây là nguồn lực quan trọng phục vụ đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội, những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh luôn quan tâm sâu sát đến công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích, di sản, gắn với phát triển ngành du lịch.
Phủ Na được xây dựng năm 1909 theo kiến trúc thời Nguyễn, nằm ở chân dãy núi Nưa, thuộc địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh, là nơi thờ nhiều vị thánh, nhưng nổi bật nhất là Bà Triệu, mẫu Thượng Ngàn, công chúa Liễu Hạnh. Trải qua thời gian năm tháng, nhiều hạng mục của công trình bị xuống cấp.
Năm 2019, di tích được đầu tư trùng tu, tôn tạo với kinh phí 17 tỷ đồng. Sau hơn 4 năm, đến nay, dự án đã hoàn thành 1 số hạng mục quan trọng như cổng tam quan, đền Mẫu, giúp di tích này có được diện mạo mới khang trang, bề thế, khắc phục tình trạng xuống cấp, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân và thu hút đông đảo du khách gần xa về chiêm bái, vãn cảnh, nhất là trong mùa lễ hội diễn ra trong suốt tháng 1 và tháng 2 âm lịch hàng năm.
Ông Bùi Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Du, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây khi chưa được trùng tu thì lượng khách đến với Phủ Na tương đối ít. Từ khi được sự quan tâm của Sở Văn hóa, phòng văn hóa của huyện thì du khách thập phương tới rất đông".
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Thanh Hóa có 854 di tích đã được xếp hạng các cấp, bao gồm 1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 139 di tích cấp quốc gia và 709 di tích cấp tỉnh. Nhưng năm qua, tỉnh luôn quan tâm, ưu tiên bố trí kinh phí trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích gắn với phát triển du lịch.
Chỉ tính riêng từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 40 dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích được phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng nguồn vốn hơn 341 tỷ đồng. Trong năm 2023, toàn tỉnh có thêm 05 di tích cấp tỉnh được công nhận, có 07 di sản văn hóa được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Bà Bùi Ánh Tuyết, Phó trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết thêm: "Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, nhà nước, của tình Thanh Hóa, đặc biệt là của ngành văn hóa, thể thao, du lịch thì Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã được trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục công trình, cán bộ, viên chức, người lao động trong Ban sẽ cố gắng để phát huy hết tiềm năng giá trị của di tích".
Di tích là vốn quý, nơi lưu giữ một phần lịch sử, văn hóa của đất nước, quê hương; nơi lưu dấu những câu chuyện về quá trình dựng nước, giữ nước ngàn năm của dân tộc.
Ông Phạm Nguyên Hồng Giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Bởi vậy, gìn giữ, phát huy giá trị của di tích là nghĩa vụ, trách nhiệm của thế hệ hôm nay, qua đó, thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử, lòng biết ơn với các thế hệ tiền nhân; từ đó, tiếp tục phát huy giá trị của di tích, để những công trình này mãi trường tồn trong dòng chảy văn hóa của dân tộc, và trong tâm thức của các thế hệ người dân.
Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?
Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới.
Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
"Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" qua những bức ảnh
Diễn ra từ ngày 17/12 đến ngày 22/12/2024, cuộc trưng bày ảnh và giới thiệu cuốn sách ảnh "Thành phố Thanh Hóa xưa và nay" do UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024) đã thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu.
Giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ
Lễ hội đền Đồng Cổ là sự kiện văn hóa độc đáo, có lịch sử hàng nghìn năm, gắn với di tích quốc gia Đền Đồng Cổ, ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định. Với những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, mới đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội Đền Đồng Cổ là di sản phi vật thể quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Yên Định tiếp tục quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thành phố Thanh Hóa sẽ bắn pháo hoa “Chào năm mới - 2025”
Tối 31/12/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.