Diện tích nhà ở bao nhiêu thì đủ điều kiện "nhập khẩu" thành phố lớn?
Một trong những điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố lớn hiện tại là có chỗ ở hợp pháp diện tích tối thiểu 15 m2/người. Theo đề xuất mới, điều kiện này giảm xuống mức 8 m2/người…
Đây là điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) vừa được chỉnh lý, đưa ra thảo luận tại phiên họp của đại biểu Quốc hội chuyên trách hôm nay, 4/9.
Dự thảo luật Cư trú (sửa đổi) được chú ý thời gian qua về quan điểm bỏ phương thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, đi kèm theo đó là bãi bỏ hơn 10 thủ tục, giấy tờ liên quan, bỏ quy định điều kiện riêng về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Quan điểm này nhận nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ.
Về vấn đề điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố lớn, có ý kiến tán thành nhưng đề nghị cần có lộ trình cụ thể cho việc thực hiện tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM để bảo đảm sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thiết yếu tại đô thị lớn.
Một số vị đại biểu Quốc hội cho rằng vẫn cần duy trì điều kiện riêng về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như luật hiện hành.
Báo cáo, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đưa ra xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách, UBThường vụ Quốc hội viện dẫn, thảo luận tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí với nội dung dự thảo luật là giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức diện tích bình quân về chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ làm điều kiện đăng ký thường trú.
Song cũng có ý kiến cho rằng quy định như vậy sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền cư trú của người dân giữa các địa phương và chưa thật sự phù hợp với nguyên tắc quyền tự do cư trú chỉ có thể bị hạn chế bởi luật.
UB Thường vụ Quốc hội cho biết, qua nghiên cứu, khảo sát thực tế thì không chỉ ở các quận nội đô, mà ở một số tỉnh và một số huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương cũng đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký tạm trú tăng nhanh, thậm chí nhiều hơn số người đăng ký thường trú và tập trung ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn, ở nhờ.
Do đó, để bảo đảm điều kiện sống cần thiết cho người dân, phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn của từng địa phương và giảm áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn, đa số ý kiến trong UB Thường vụ Quốc hội cho rằng việc giao Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu đối với người đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ là cần thiết.
Đồng thời, đây cũng là công cụ để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể điều tiết việc phân bổ dân cư thông qua xác định điều kiện đăng ký thường trú ở từng địa phương.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để bảo đảm quyền cư trú của người dân giữa các địa phương, tránh sự tùy nghi trong quá trình triển khai thực hiện, dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về mức diện tích bình quân về chỗ ở như Chính phủ trình thành diện tích nhà ở tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú.
Diện tích nhà ở tối thiểu sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.
UB Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, mức diện tích tối thiểu 8 m2 sàn/người là chỉ tiêu được xác định cần hoàn thành trong năm 2020 được nêu trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Căn cứ vào Chiến lược này, hiện nay, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, chiến lược phát triển nhà ở của địa phương mình đều đang xác định chỉ tiêu về diện tích nhà ở tối thiểu cao hơn hoặc bằng mức nói trên, không phân biệt thường trú hay tạm trú, nhà thuộc sở hữu hay nhà đi thuê, mượn, ở nhờ.
Theo báo cáo, đa số các thành phố trực thuộc trung ương đã có quy định riêng về diện tích chỗ ở bình quân để đăng ký thường trú đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ tương đối cao (tối thiểu là 15 m2/người trở lên).
Như vậy, nếu quy định diện tích tối thiểu là 8 m2 sàn/người như dự thảo luật thì vẫn thấp hơn mức hiện nay và sẽ không gây trở ngại gì cho các thành phố này khi quy định diện tích nhà ở tối thiểu cao hơn làm điều kiện đăng ký thường trú đối với trường hợp đăng ký vào chỗ ở do thuê, mượn.
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành đến hết năm 2015 tối thiểu là 15 m2 sàn/người.
Hội đồng nhân dân TP Cần Thơ quy định về diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại TP Cần Thơ tối thiểu là 20 m2 sàn/người đối với quận Ninh Kiều; tối thiểu là 18 m2 sàn/người đối với quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt; tối thiểu là 15 m2 sàn/người đối với huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định diện tích nhà ở bình quân khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Đà Nẵng tối thiểu là 20 m2 sàn/người đối với các phường thuộc quận Hải Châu, Thanh Khê; tối thiểu là 15 m2 sàn/người đối với các phường, xã thuộc các quận, huyện còn lại.
Phương Thảo/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ký kết hợp đồng cho thuê đất triển khai dự án Nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh Bỉm Sơn
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4 và Công ty Cổ phần nguyên liệu xanh Toàn Phát vừa ký kết hợp đồng cho thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng lô CN2, Dự án khu B, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nghị quyết 68 tạo dư địa đất đai cho doanh nghiệp sản xuất
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ là khó tiếp cận đất trong khu công nghiệp. Nghị quyết 68, với nhiều quy định cụ thể về hỗ trợ tiếp cận đất đai được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.

Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bất động sản
Nghị quyết 68 với các nỗ lực cải cách thể chế, gỡ các điểm nghẽn khơi thông nguồn lực cho kinh tế tư nhân sẽ làm gia tăng niềm tin cho các doanh nghiệp bất động sản.

Hoạt động kinh doanh bất động sản khởi sắc
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 2/3 doanh nghiệp bất động sản công bố kết quả kinh doanh trong quý 1. Trong 4 tháng đầu năm nay, lợi nhuận dòng toàn ngành chứng kiến sự phục hồi ấn tượng, tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm 2024.

Hàng chục nghìn căn hộ chung cư sắp mở bán
Theo báo cáo của Avison Young Việt Nam, từ năm 2024 - 2026, dự kiến nhiều dự án chung cư trong cả nước sẽ được mở bán. Qua đó, bổ sung lượng lớn nguồn cung cho thị trường nhà ở.

Bất động sản khu công nghiệp phát triển mạnh
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng trong năm 2025 nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng ổn định, cùng với lợi thế cạnh tranh như năng suất lao động cao và chi phí sản xuất, năng lượng thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Nguồn cung bất động sản dự báo tăng mạnh trong quý II/2025
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services công bố mới đây, thị trường bất động sản Việt Nam quý I/2025 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với giao dịch tăng gấp 2,2 lần.

Thận trọng trước “cơn sốt” của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng mạnh, đặc biệt là ở phân khúc đất nền, tạo nên những cơn sóng đầu cơ có dấu hiệu bất thường.

Nguồn cung bất động sản dự báo tiếp tục tăng trong năm 2025
Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025 dự kiến cũng sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024. Tỷ lệ hấp thụ trong năm 2025 dự kiến duy trì ở mức trên 70%.

Sôi động thị trường bất động sản Thanh Hoá
Thị trường bất động sản tại Thanh Hoá trong quý 1 năm 2025 ghi nhận sự tăng trưởng cả về giao dịch lẫn giá. Đặc biệt, nhà đầu tư đang có xu hướng lựa chọn các dự án đã có pháp lý rõ ràng, sở hữu vị trí trung tâm, với không gian sống chất lượng, tiện ích và tiềm năng tăng giá mạnh trong thời gian sắp tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.