Điều gì xảy ra khi bị muỗi đốt?
Tác động của vết muỗi đốt không dừng lại ở cảm giác ngứa ban đầu. Hãy tìm hiểu xem điều gì thực sự xảy ra khi một trong những kẻ hút máu này cắm được vòi vào dưới da bạn.

Ở nhiều nước trên thế giới, muỗi đốt là điều không tránh khỏi vào lúc giao mùa, khi thời tiết dần ấm lên và mùa hè sắp đến gần. Tuy nhiên, những gì thực sự xảy ra với cơ thể khi bị muỗi đốt có thể là một cú sốc cho ngay cả với những người vẫn thường bị muỗi đốt từ năm này qua năm khác.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, muỗi là loài truyền bệnh lớn nhất trong thế giới động vật, khiến hàng triệu người trên thế giới chết mỗi năm, chủ yếu do sự lây lan của những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, viêm não Nhật Bản, bệnh leishmaniasis và cả hai bệnh sốt vàng và sốt xuất huyết, nghĩa là hiểu về chúng - và biết cách bảo vệ trước chúng - là một bước tiến lớn đầu tiên để giữ gìn sức khỏe.
Vậy, chính xác điều gì xảy ra khi một con muỗi đốt bạn?
Sau khi đậu lên người bạn, con muỗi cái sẽ vươn cái vòi của nó, một phần hẹp của miệng dùng để lấy máu, vào da, xuyên thủng da trong một nỗ lực để tìm ra một mạch máu cung cấp cho nó đủ máu để hút. Tuy nhiên, không phải vì muỗi đói máu nên đốt bạn, muỗi cần bữa ăn giàu đạm, như máu của bạn, để sản xuất trứng và sinh sôi nảy nở.
Khi đã cắm được vòi vào dưới da, muỗi sẽ tiêm vào người bạn một chất làm giãn mạch, giúp cho máu chảy thay vì đông lại trong khi chúng ăn. Như vậy, cơ thể sẽ làm gì để đáp lại?
Khi muỗi đốt, hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các histamin, khiến da xung quanh vết đốt bị ngứa. Tuy nhiên, chỉ vì bạn đã bị muỗi đốt không có nghĩa là bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức. Nếu vài giờ sau bạn mới thấy ngứa thì cũng hoàn toàn bình thường. Đỏ và sưng cũng là một phần của phản ứng miễn dịch. Nhưng đáp ứng histamine đôi khi không xảy ra ngay lập tức, mà phải một vài giờ sau khi nước bọt của muỗi đưa vào cơ thể.
Khi cơ thể bạn nhận ra nước bọt của muỗi trong hệ thống do muỗi hút máu, các tế bào lympho (bạch cầu) sẽ đến chỗ đốt để cố gắng tiêu diệt nước bọt của con muỗi. Đó là lý do tại sao cơ thể tạo ra một nốt sưng và ngứa.
Tin tốt? Mặc dù muỗi là thủ phạm của nhiều căn bệnh nguy hiểm, song nguy cơ bạn có phản ứng phản vệ với chính vết đốt là thấp. Dị ứng muỗi chết người cũng rất hiếm gặp.
Nghiên cứu được công bố trên PLOS One cho thấy sự đa dạng của vi khuẩn trên da là một trong những yếu tố làm cho một số người hấp dẫn muỗi, trong khi những người khác lại có vẻ ít “ngon miệng” với muỗi hơn, gợi ý rằng việc năng tắm rửa hơn trong những ngày hè nóng nực có thể giúp bạn không trở thành “bữa tiệc” cho muỗi.
Và, thật đáng buồn đối với những ai muốn có một vại bia trong một đêm ấm áp, thói quen đó có thể khiến bạn trở thành mồi ngon cho muỗi. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Dược và Dược phẩm Toyama ở Nhật Bản phát hiện ra rằng các đối tượng nghiên cứu bị đốt nhiều hơn đáng kể khi trước đó có uống bia. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ trở thành bữa ăn kế tiếp của muỗi bao gồm nhóm máu, thói quen tập thể dục và có thai; hai yếu tố sau làm tăng nhiệt độ cơ thể và sản sinh carbon dioxid, khiến bạn trở thành một thỏi nam châm thu hút muỗi.
Nếu bạn muốn giữ an toàn, thì thuốc xịt chống côn trùng là một biện pháp tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải trát DEET lên da. Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tờ Journal of the American Mosquito Control thấy rằng dầu khuynh diệp là một phương tiện hiệu quả để ngăn muỗi.
Và nếu bạn bị đốt, hãy chắc chắn để nguyên vết đốt để nó có thể liền nhanh hơn. Cách tốt nhất là cố gắng đừng gãi và để cho nó tự hết. Thông thường, đến ngày hôm sau vết đốt sẽ giảm đáng kể và hai hoặc ba ngày sau đó sẽ không còn dấu tích nhờ các tế bào bạch cầu. Nếu bạn có phản ứng xấu, hãy chườm đá để giảm! Và nếu bạn cảm thấy mình bị ốm hoặc nghĩ rằng vết đốt là bất thường, hãy đi khám bác sĩ.
Cẩm Tú/Dân trí
Theo Best Life
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.