Doanh nghiệp chế biến gỗ đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu
Sau thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid–19 và lạm phát kinh tế, từ đầu năm 2023 đến nay, các thị trường chủ lực về xuất khẩu gỗ của Việt Nam như Hoa Kỳ và các nước EU đã bắt đầu nhập hàng trở lại. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp chế biến gỗ của tỉnh Thanh Hoá đang thực hiện các giải pháp đa dạng hoá sản phẩm, linh hoạt tìm kiếm thị trường, phục hồi tăng trưởng trở lại.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã nỗ lực đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời, tiết giảm chi phí hoạt động, giảm giá thành nhằm khai thác thêm đơn hàng từ các thị trường mới, ký kết các đơn hàng nhỏ để duy trì sản xuất. Nhờ vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ trên địa bàn tỉnh 6 tháng năm 2023 vẫn đạt mức tăng trưởng 3,35% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh cho biết tình hình đơn hàng, thị trường tiêu thụ đã bắt đầu khởi sắc cả ở trong nước và xuất khẩu, lượng đơn hàng tăng qua từng tháng. Các doanh nghiệp đang nỗ lực kết nối, ký kết thêm các đơn hàng để đảm bảo ổn định sản xuất trong năm 2023.
Ông Nguyễn Xuân Quyền - Phó Giám đốc công ty TNHH Ngô Huy Dũng, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công ty mở ra nhiều nguồn hàng mới như ván bóc, sấy, ép, cùng với đó chúng tôi cũng tập trung tìm kiếm nhiều thị trường, hạ giá thành để tiếp cận thị trường, năm nay lãnh đạo công ty cũng đưa ra dự kiến tăng trưởng khoảng 10% so với năm ngoái".
Ông Vũ Đăng Vang - Phó Giám đốc công ty TNHH lâm sản Đại Phát, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "So với năm ngoái, năm nay chúng tôi đang phấn đấu phải tăng trưởng 20% vì lắp thêm chuyền mới, định hướng sản xuất mới và mở thị trường, chúng tôi sẽ đẩy mạnh quy mô nguyên liệu vào sản xuất, ngoài ra tập trung khai thác thị trường miền Nam và tới đây đẩy mạnh xuất khẩu vì đã có khách hàng".
Dù đã có những tín hiệu khởi sắc, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, bước sang quý 3, quý 4/2023, ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi tình hình lạm phát kinh tế trên thế giới còn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng giảm và nhiều quốc gia đang thắt chặt phòng vệ thương mại để bảo hộ sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất chế biến gỗ, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các chính sách liên quan đến hoàn thuế VAT, truy xuất nguồn gốc hàng hoá, nghiên cứu đề xuất gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp. Trong lúc này, các doanh nghiệp chế biến gỗ mong muốn, kỳ vọng các chính sách hỗ trợ sớm được triển khai, giúp doanh nghiệp tiếp cận, có thêm nguồn lực để tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2023, ngành gỗ của Việt Nam đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% so với năm 2022, tương đương đạt giá trị 18 tỷ USD trở lên.
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.