Doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ
Dù vẫn còn nhiều khó khăn, ngành sản xuất chế biến gỗ và lâm sản đang có những dấu hiệu khởi sắc hơn so với cuối năm 2022. Bằng nỗ lực đổi mới, đa dạng sản phẩm, linh hoạt tìm kiếm thị trường, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng đảm bảo ổn định sản xuất và tăng trưởng trong năm 2023.
Theo thống kê, quý 1 năm 2023, chỉ số sản xuất ngành chế biến gỗ và các sản phẩm lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tăng hơn 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay tình hình đơn hàng, thị trường tiêu thụ đã bắt đầu có khởi sắc cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặc biệt các nhà nhập khẩu ở một số thị trường truyền thống, chủ lực như Mỹ, EU đang bắt đầu nhập hàng trở lại.

Để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nhiều đơn vị, doanh nghiệp tập trung đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư công nghệ để chuyển hướng sản xuất thêm một số mặt hàng mới như làm ván ép phủ phin, viên nén gỗ để làm chất đốt… Đồng thời tiết giảm chi phí hoạt động, giảm giá thành nhằm khai thác thêm đơn hàng từ các thị trường mới, ký kết các đơn hàng nhỏ để duy trì ổn định sản xuất.

Doanh nghiệp ngành gỗ tìm nhiều giải pháp để duy trì hoạt động
Ông Nguyễn Xuân Quyền, Phó Giám đốc công ty TNHH Ngô Huy Dũng, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công ty mở ra nhiều nguồn hàng mới như ván bóc, sấy, ép. Cùng với đó, chúng tôi cũng tập trung tìm kiếm nhiều thị trường, hạ giá thành để tiếp cận thị trường... Năm nay rất khó khăn, lãnh đạo công ty đưa ra dự kiến tăng trưởng khoảng 10% so với năm ngoái".

Theo nhận định của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, bước sang quý 2, thị trường của ngành chế biến xuất khẩu gỗ sẽ khôi phục khoảng 82-85%. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9% so với năm 2022, tương đương đạt giá trị 18 tỷ USD trở lên. Nhiều dự báo cũng cho thấy vào giữa năm nay, cùng với triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu thì sản xuất gỗ sẽ ổn định trở lại. Trong lúc này, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản cần theo dõi sát diễn biến thị trường, để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.